Theo tài liệu cổ, phòng kỷ vị rất đắng, cay và lạnh, vào kinh bàng quang. Có tác dụng khử phong, hành thủy, tả hạ, tiêu huyết phận thấp nhiệt. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu phòng kỷ hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!
1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Hán phòng kỷ; Quảng phòng kỷ; Mộc phòng kỷ; Phấn phòng kỳ
Tên khoa học: Radix Stephaniae
Họ: Menispermaceae
Đặc điểm dược liệu
Phòng kỷ là thực vật dây leo, mọc bò, sống lâu năm, rễ phát triển thành củ. Đường kính của rễ có thể đến 6 – 5cm. Thân cây dài 2.4 – 4m, mềm và mảnh, vỏ ngoài có màu xanh nhạt nhưng ở gốc thường có màu xanh ngả nâu đỏ.
Lá cây mọc so le, dài từ 4 – 6cm, rộng 4 – 6cm, phiến lá có hình tim, mép lá nguyên, mặt dưới màu tro, mặt trên màu lục và hai mặt đều được phủ lông tơ. Hoa có màu xanh nhạt, kích thước nhỏ, quả hạch, có hình cầu hơi dẹt.
Bộ phận dùng
Rễ cái (rễ củ) của cây được dùng làm dược liệu. Rễ được chọn phải chắc, to, có vân ngang và vàng. Không dùng loại rễ xốp, bề ngoài đen và sần sùi.
Thu hái và chế biến
Rễ cái được thu hái vào tháng 9 – 10 hằng năm. Sau khi thu hái về, đem cắt bỏ rễ còn, loại bỏ tạp chất và cạo bỏ vỏ bên ngoài. Sau đó bổ dọc làm đôi, phơi khô và cắt thành từng khúc dài khoảng 5 – 10cm.
Ngoài ra, dược liệu cũng có thể được bào chế theo những cách sau đây:
- Cạo bỏ vỏ ngoài của rễ, sau đó rửa với rượu và đem phơi khô.
- Rửa sạch củ rễ, ngâm với nước một lúc, sau đó ủ cho mềm. Cuối cùng đem thái mỏng và phơi cho khô.
- Phơi cho rễ khô, sau đó đem ngâm nước trong vòng 1 ngày. Vớt ra, đem ủ cho mềm thấu và thái lát phơi khô hoặc tẩm rượu, sao vàng để dùng dần.
Phân bố
Hiện cũng chưa thấy cây này tại Việt Nam. Ta vẫn phải nhập của Trung Quốc. Tại Trung Quốc, cây này mọc hoang ở rừng núi các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Do đó ta có thể để ý phát hiện tại các tỉnh biên giới nước ta. Mùa thu, đào rễ về, cạo vỏ ngoài hay không, cắt thành từng đoạn ngắn 14-25cm, (những củ to đem bổ làm đôi, xông diêm sinh, có nơi không xông diêm sinh) rồi phơi hay sấy khô.
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học chủ yếu của dược liệu là Fanchinine, Menisidine, Fangchinoline, Tetrandrine, Menisine, Cyclanoline và Demethyltetradrine.
Tính vị
Vị cay, rất đằng và tính hàn.
Quy kinh
Quy vào kinh Tỳ, Thận, Can và Bàng quang.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại
- Alkaloid trong dược liệu có tác dụng chống rối loạn nhịp tim, giãn mạch vành, làm giảm tiêu hóa oxy của tim, tăng lưu lượng máu ở mạch vành và hạ huyết áp nhanh chóng.
- Dược liệu có tác dụng làm giãn cơ vân.
- Tetracdine trong dược liệu có tác dụng giảm đau nhức.
- Dược liệu còn có tác dụng chống dị ứng, choáng do phản ứng quá mẫn và giải nhiệt.
- Phòng kỷ có tác dụng ức chế lỵ Shigella và một số amip khác.
Theo y học cổ truyền
- Công dụng: Lợi thủy, trừ phong, tiêu huyết, tả hạ và thành thủy.
- Chủ trị: Lở nhọt, đau nhức xương khớp, phong thấp, thủy thũng, phù có biểu hiện nhiệt, phù do tỳ hư, thấp nhiệt ứ trệ và phong thấp ứ trệ.
- Dân gian thường dùng dược liệu với Bạch truật, Hoàng kỳ, Tiêu mộc, Phụ tử chế, Quế chi, Can khương, Cam thảo,…
Cách dùng và liều lượng
Liều dùng: Trung bình từ 6 – 12g.
Cách dùng: Phòng kỷ được dùng chủ yếu ở dạng sắc uống. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thảo dược khác để gia tăng tác dụng điều trị.
3. Bài thuốc chữa bệnh
Bài thuốc trị viêm khớp gây sưng đau và giảm khả năng vận động
- Chuẩn bị: Sinh khương, phòng kỷ, bạch linh và bạch truật mỗi thứ 12g, ô đầu 6g, quế chi 3g và cam thảo 9g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc uống.
Bài thuốc trị đau nhức xương khớp
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị kê huyết đằng 15g, uy linh tiên 12g, tằm sa và phòng kỷ mỗi thứ 10g. Đem các vị sắc uống.
- Bài thuốc 2: Dùng mộc qua và ngưu tất mỗi thứ 9g, ý dĩ nhân và phòng kỷ mỗi thứ 15g. Đem các vị sắc uống, dùng mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc trị tiểu tiện ít do chứng phù thũng
- Bài thuốc 1: Dùng quế chi, phục linh, hoàng kỷ và phòng kỷ mỗi thứ 10g, cam thảo 6g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc 2: Sử dụng cam thảo 5g, sinh hoàng kỳ 16g, bạch truật và phòng kỷ mỗi thứ 10g. Đem sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị đau dây thần kinh và thấp khớp
- Chuẩn bị: Uy linh tiên 12g, phòng kỷ và tam sà mỗi thứ 10g và kê huyết đằng 15g.
- Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, chia nước sắc thành 2 – 3 lần sử dụng.
Bài thuốc trị thấp khớp cấp (trị nhiệt tý)
- Chuẩn bị: Rượu và phòng kỷ theo tỷ lệ 10:1.
- Thực hiện: Đem ngâm trong thời gian dài, mỗi lần dùng 10 – 20ml. Ngày dùng 2 – 3 lần trong suốt 10 ngày là kết thúc liệu trình. Thực hiện từ 3 – 6 liệu trình sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên nên nghỉ từ 4 – 5 ngày trước khi bắt đầu liệu trình mới.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng phòng kỷ cần lưu ý:
-
- Không dùng cho người có âm hư nhưng không có thấp nhiệt.
- Dược liệu có vị rất đắng và tính hàn, dùng nhiều có thể gây tổn thương tỳ vị. Do đó không nên dùng cho người có tỳ vị hư.
- Thực nghiệm trên súc vật cho thấy, phòng kỷ có gây độc lên tuyến thượng thận, gan và thận. Vì vậy nên thận trọng khi sử dụng vị thuốc trong điều trị dài hạn.
- Tránh nhầm lẫn phòng kỷ với Mộc phòng kỷ và Quảng phòng kỷ.
5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: