Cùng medplus tìm hiểu Phù mạch là gì bạn nhé. Liệu nó có nguy hiểm không ?
1.Phù mạch là gì?
Chủ động tìm hiểu phù mạch là gì để tránh những rủi ro không mong muốn bạn nhé!
Phù mạch là một khu vực bị sưng của lớp dưới của da và mô ngay dưới da hoặc màng nhầy.Phù mạch là một phản ứng giống với mày đay, đặc trưng bởi sự sưng nề của da và niêm mạc trong thời gian ngắn.
Tất cả các phần của cơ thể đều có thể bị phù mạch nhưng hay gặp nhất là môi và mắt. Trong trường hợp nặng có thể phù đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Phù mạch và mày đay thường rất giống nhau và có thể tồn tại cùng với nhau, chồng chất lên nhau. Mày đay thường phổ biến hơn và nhẹ hơn so với phù mạch vì nó xảy ra ở các lớp của da còn phù mạch xảy ra ở mô dưới da.
Tình trạng sưng có thể xảy ra ở mặt, lưỡi, thanh quản, bụng, hoặc cánh tay và chân. Thường thì kết hợp với phát ban, sưng trong da trên. Khởi phát thường là hơn vài phút đến vài giờ.
2.Nguyên nhân phù mạch là gì?
Vậy nguyên nhân gây nên phù mạch là gì ?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh phù mạch. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến như dị ứng với thuốc, ăn thức ăn lạ và dùng nước hoa không phù hợp với da.
Phù mạch không thể lây truyền và không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng nhiễm trùng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Một số dạng phù mạch nhất định có tính di truyền.
3.Triệu chứng phù mạch là gì ?
Triệu chứng phù mạch là gì ? là câu hỏi nhiều người thắc mắc sau đây medplus sẽ cung cấp cho bạn thông tin một số triệu chứng
Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng để xác định bệnh mề đay phù mạch. Trong đó, các triệu chứng chính bao gồm sưng da, khiến da nhạy cảm và đau đớn. Một điểm sưng thường xuất hiện từ 1 đến 2 ngày, sau đó sẽ lan truyền sang những điểm khác và kéo dài trong vài ngày hoặc có thể trở thành mãn tính.
Phù mạch có thể xảy ra ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, thường là ở mí mắt, môi, lưỡi và cơ quan sinh dục. Bệnh còn có thể xảy ra bên trong cơ thể như ruột và phổi, có khả năng gây khó thở nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thông thường, nếu tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể được điều trị tại nhà. Hãy tìm gặp bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài liên tục trong vài ngày. Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sưng họng hoặc khó thở, hãy gọi cấp cứu hoặc đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
4.Chữa trị phù mạch
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh phù mạch (mề đay phù mạch)?
Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng da sưng và độ nhạy cảm của chỗ sưng để có những chẩn đoán chính xác nhất. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành việc làm xét nghiệm máu. Tiền sử bệnh lí gia đình cũng rất quan trọng, người bệnh nên cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ, đặc biệt khi có thành viên trong gia đình mắc chứng phù mạch.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh phù mạch (mề đay phù mạch)?
Có nhiều phương pháp dùng để điều trị bệnh phù mạch, tuỳ vào nguyên nhân mắc bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp phổ biến và kịp thời nhất là chườm túi lạnh. Thuốc bôi hoặc kem dưỡng da thường không giúp được nhiều vì chúng không thấm sâu khi thoa lên da.
Thuốc trị dị ứng có thể đem lại hiệu quả cao nhưng người bệnh phải dùng đúng liều và thường xuyên, nếu không phù mạch có thể quay trở lại. Thuốc trị dị ứng có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt hoặc khô miệng. Các loại thuốc mạnh (Prednisone và Steroid) có thể có tác dụng nếu thuốc trị dị ứng không kiểm soát được bệnh phù mạch.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh phù mạch (mề đay phù mạch)?
Những việc nên làm giúp người bệnh hạn chế diễn tiến bệnh phù mạch:
- Chườm túi lạnh lên vùng da bị sưng;
- Dùng thuốc điều trị dị ứng theo đúng liều lượng;
- Chú ý những nguyên nhân có thể gây bệnh (thức ăn lạ, thuốc, xà phòng, nước hoa, quần áo);
- Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc bạn dùng;
- Sau khi điều trị bằng thuốc, nếu bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn thêm.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi Phù mạch là gì, hy vọng có thể hỗ trợ nhiều cho quyết định khám bệnh của bạn
Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến với bạn đọc một số căn bệnh :
Tìm hiểu từ nguồn: wikipedia