Site icon Medplus.vn

PHÙ PHỔI: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Cùng Medplus tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích quý giá về căn bệnh phù phổi bạn đọc nhé!

Phù phổi

1. Phù phổi là gì?

Phù phổi là tình trạng có thừa dịch trong phổi. Dịch tập trung trong nhiều túi khí ở phổi (phế nang), làm người bệnh khó thở. Nguyên nhân thường gặp nhất của phù phổi là suy tim (trường hợp này gọi là phù phổi do tim). Tuy nhiên, phù phổi có thể do nhiều tình trạng khác gây nên mà không phải ảnh hưởng trực tiếp từ tim (phù phổi không do tim).

Bệnh nhân bị phù phổi đột ngột cần nhập viện khẩn cấp. Việc điều trị bao gồm thở oxy, thuốc để loại bỏ dịch ra khỏi phổi (thuốc lợi tiểu) và các thuốc khác giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, còn nhiều biện pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây phù phổi. Phù phổi có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt nếu không được cấp cứu kịp thời.

2. Nguyên nhân phù phổi là gì?

Phổi chứa nhiều túi khí nhỏ, đàn hồi được gọi là phế nang. Với mỗi lần thở, các túi khí sẽ lấy oxy và giải phóng CO2. Trong một số trường hợp, phế nang bị lấp đầy dịch thay vì không khí và ngăn cho máu không hấp thụ oxy, do đó gây ra phù phổi.

Áp lực lên tim cũng là nguyên nhân thường gây ra phù phổi. Tình trạng này xảy ra khi tâm thất trái của tim làm việc quá mức và không thể bơm đủ lượng máu mà nó nhận từ phổi (suy tim sung huyết). Điều này gây nên áp lức tăng lên bên trong tâm nhĩ trái và tĩnh mạch, mao mạch của phổi dẫn đến dịch được đẩy từ thành ống mao dẫn vào trong túi khí.

3. Triệu chứng phù phổi là gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển theo thời gian.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh như khó thở trầm trọng khi vận động hoặc khi nằm xuống, thở khò khè, thở dốc, lo âu, bồn chồn, cảm giác sợ hãi, ho có đờm và máu, môi tái nhợt, tim đập nhanh bất thường.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dài hạn (mãn tính) như hơi thở ngắn hơn bình thường khi vận động, khó thở khi gắng sức hoặc nằm, thở khò khè, ho hoặc khó thở vào ban đêm, tăng cân nhanh, sưng ở chi, mệt mỏi.

Nếu phổi bị phù không được điều trị, nó có thể làm tăng áp lực lên động mạch phổi, sau đó sẽ làm cho tâm thất phải của tim bị suy yếu. Trong một số trường hợp, phù phổi có thể gây tử vong.

4. Điều trị phù phổi như thế nào?

Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh, nên đặt họ tại tư thế ngồi với 2 chân thõng xuống, giúp quá trình hô hấp diễn ra dễ dàng hơn và góp phần giảm đi sự trở lại của máu tĩnh mạch.

Ngoài ra, oxy cung cấp cho người bệnh nên được thở qua mặt nạ nhằm đạt được PO2 của động mạch trên 60mmHg. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu bị ức chế nặng thì nên đặt nội khí quản và sử dụng máy thở nếu cần thiết.

Thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để điều trị  là Morfin sulfat. Trong liều lượng ban đầu, lượng thuốc cho phép là 8mg được đưa vào đường tĩnh mạch (có thể thông qua đường tiêm dưới da nhưng chỉ có hiệu quả với những ca nhẹ), sau đó có thể lặp lại sau từ 2-4 giờ. Morfin là một loại thuốc giúp tăng sức chứa của tĩnh mạch, giảm áp lực của nhĩ trái và có thể làm giảm nhẹ được những lo lắng của người bệnh.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Morfin có thể gây ra ứ CO2 và khiến giảm động tác hô hấp. Do đó, Morfin được khuyến cáo không nên dùng cho những bệnh nhân bị phù phổi do thuốc mê, các bệnh nhân này thường sẽ được cải thiện tình trạng sức khỏe bằng cách sử dụng thuốc đối kháng với thuốc gây mê. Ngoài ra, Morfin cũng không nên sử dụng cho những người bệnh bị phù phổi do nguyên nhân về thần kinh.

Ngoài ra, để điều trị bệnh, bệnh nhân sẽ được tiến hành theo dõi dựa trên điện tâm đồ, đảm bảo độ bão hòa oxy qua mạch sẽ đập liên tục trên monitor.

Phù phổi

Tìm hiểu từ nguồn : Verywell Health

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Bệnh phù phổi , hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ cho bạn được nhiều trong đời sống và hạnh phúc gia đình

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến sức khỏe:

Exit mobile version