Site icon Medplus.vn

Phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh

Phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh

Phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh

Cảm lạnh và cúm

Lưu ý đầu tiên khi chăm sóc trẻ bị bệnh là hãy chắc chắn rằng bạn biết cách phân biệt cảm lạnh với cúm, vì trẻ bị cúm có thể cần đến bác sĩ. Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh, cảm lạnh và cúm đều rất dễ lây lan và trong giai đoạn đầu. Ngoài ra, tình trạng cảm lạnh nặng và một số trường hợp cúm nhẹ có thể có các biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên, cảm cúm được xem là một căn bệnh nghiêm trọng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, không giống như cảm lạnh. Bệnh cúm thường đến đột ngột và có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

Lưu ý rằng, bệnh cúm khác với bệnh mà nhiều người gọi là “bệnh cúm dạ dày”. Cúm là một bệnh đường hô hấp. Bệnh dạ dày ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, kèm theo hai triệu chứng chính là nôn mửa và tiêu chảy.

Trường hợp cần liên hệ cho bác sĩ

Nếu nghi ngờ trẻ bị cảm cúm, hãy tìm đến các phương thức điều trị trong vòng 48 giờ đầu tiên để nhận được thuốc kháng vi-rút như Tamiflu. Ngay cả khi không nghi ngờ bị cúm, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê bên dưới:

Phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh

Chăm sóc trẻ bị bệnh

Nếu đang chăm sóc con ốm tại nhà, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào. Cụ thể là, một số thuốc có các thành phần không được khuyến khích cho trẻ em. Các loại thuốc có thể không được khuyến nghị đối với các triệu chứng mà trẻ mắc phải, và hầu hết không nên dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Làm cho trẻ thoải mái và để trẻ ngủ nhiều nhất có thể. Để cửa mở và ngôi nhà trong trạng thái yên tĩnh. Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo khăn trải giường khô ráo, đồng thời đo mức độ sốt và nhịp thở của trẻ. Luôn để nước trong tầm với khi chúng thức giấc.

Hầu hết mọi đứa trẻ bị bệnh đều cần được nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước.

Sốt

Sốt cao là tình trạng thường gặp ở trẻ em và rất đáng sợ đối với các bậc cha mẹ, nhưng nhìn chung, đây được xem là dấu hiệu cho thấy cơ thể con trẻ đang chống lại nhiễm trùng. Nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, mát mẻ, thoáng khí. Hãy cho trẻ nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều chất lỏng (chẳng hạn như nước, nước trái cây).

Không cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên uống aspirin do nguy cơ mắc hội chứng Reye. Tylenol (acetaminophen) có thể giúp hạ sốt. Advil (ibuprofen) cũng được chấp nhận cho trẻ em trên 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc, ngay cả những sản phẩm không kê đơn dành cho trẻ em, bởi đôi khi liều lượng nhầm lẫn có thể dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm. 

Nôn mửa

Tình trạng tiến thoái lưỡng nan thường xuyên khi bị sốt cao là nôn mửa khiến thuốc hạ sốt không phát huy được tác dụng. Thuốc đạn acetaminophen nên được giữ trong tủ lạnh, đặc biệt dùng trong những trường hợp khẩn cấp như vậy. Hạ sốt bằng thuốc đạn thông thường sẽ làm cho cơn nôn dịu đi. Đôi khi, bác sĩ sẽ kê toa thuốc đạn Phenergan (promethazine) cho trẻ gặp phải tình trạng nôn mửa nghiêm trọng.

Với những trường hợp nhẹ hơn, hãy để sẵn một cái xô hoặc chậu và một số khăn tắm cũ. Cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ và thức ăn nhạt nếu trẻ có thể chịu được. Tuy nhiên, cần để ý các dấu hiệu mất nước.

Mất nước

Chất lỏng rất quan trọng để làm dịu các triệu chứng đường hô hấp trên (như ho và hắt hơi) cũng như bù nước quan trọng với trường hợp bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Luôn mang theo Pedialyte khi trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa kèm theo sốt.

Giảm các triệu chứng cảm lạnh

Hỏi bác sĩ về các loại thuốc khắc phục cảm lạnh không kê đơn. Giữ cho trẻ không bị phân tâm bằng các hoạt động yên tĩnh như sách, trò chơi và thủ công. Nước trái cây đông lạnh sẽ tạo ra cảm giác tuyệt vời khi bị đau họng, hoặc có thể cho bé ngậm đá bào hay thử một ít trà thảo mộc ấm hoặc nước với mật ong và chanh (không cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong).

Khi mũi bị khô và đau, hãy vệ sinh mũi bằng một chút dung dịch vệ sinh mũi hoặc thuốc nhỏ mũi. Sử dụng máy làm ẩm hoặc máy xông hơi trong phòng ngủ của trẻ cũng là phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi được xem nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh cúm nhưng còn quá nhỏ để được tiêm phòng. Do đó, trẻ có thể được bảo vệ bằng cách đảm bảo tất cả những người chăm sóc hoặc tiếp xúc gần với bé đều được chủng ngừa cúm hàng năm.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version