Site icon Medplus.vn

Phương pháp chăm sóc trẻ bị cao huyết áp đơn giản và hiệu quả

Trẻ bị cao huyết áp có sao không? Nguyên nhân trẻ bị cao huyết áp

Trẻ bị cao huyết áp có sao không?

Chăm sóc trẻ bị cao huyết áp hiệu quả cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Đây vốn là bệnh của người cao tuổi nhưng tỷ lệ trẻ nhỏ mắc không phải là thấp. Biểu hiện bệnh và mức độ bệnh ở trẻ cũng có phần khác hơn so với người lớn. Do đó áp dụng chung cách chăm sóc là điều không nên. Một số phụ huynh tự ý lấy thuốc huyết áp của người lớn dùng cho trẻ có thể khiến trẻ bị tụt huyết áp rất nguy hiểm.

Nguyên nhân trẻ bị cao huyết áp

Để việc chăm sóc trẻ bị cao huyết áp được hiệu quả, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân trẻ bị cao huyết áp chủ yếu là do béo phì và tiền sử gia đình. Đây được gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Các nguyên nhân gây cao tăng huyết áp thứ phát ở trẻ bao gồm:

Các bệnh về thận – tiết niệu:

Bệnh tim mạch:

Trẻ bị cao huyết áp do bệnh thần kinh:

Bệnh nội tiết

Phương pháp chăm sóc trẻ bị cao huyết áp đơn giản và hiệu quả

Chăm sóc trẻ bị cao huyết áp bằng cách thực hiện chế độ ăn DASH

Cho trẻ ăn những thức ăn ít chất béo, chất béo bão hòa. Ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau quả. Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.

Theo dõi cân nặng hằng ngày của trẻ

Cân nặng có ảnh hưởng lớn đến huyết áp của trẻ. Cân nặng càng cao, huyết áp cũng có thể cao theo. Các phụ huynh cần theo dõi sát cân nặng của trẻ và đưa cho trẻ một chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp để ngăn chặn tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ.

Để trẻ tránh khói thuốc lá

Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, kể cả khói thuốc thụ động. Khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng có hại đến tim và hệ thống mạch máu của trẻ. Ngoài ra, khói bụi ô nhiễm từ môi trường cũng có thể gây tác động tương tư. Nếu cho trẻ ra ngoài, bạn cần trang bị khẩu trang chống bụi cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bị cao huyết áp bằng thuốc

Trẻ bị cao huyết áp cần đi khám định kỳ để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho bé. Nhiều loại thuốc có tác tác dụng hạ huyết áp rất mạnh, có thể gây hại cho bé.

Ngoài ra, cha mẹ cần hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của con như máy vi tính, tivi. Luôn kiểm soát việc cao huyết áp của trẻ em tại nhà để kịp thời đưa đến các trung tâm y tế để xử lý.

4 loại thực phẩm hỗ trợ chăm sóc trẻ bị cao huyết áp tốt nhất

Các loại quả mọng

Quả việt quất và dâu tây có chứa các hợp chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanin, một loại flavonoid.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu lớn với hơn 34.000 người bị tăng huyết áp.

Họ phát hiện ra rằng những người có lượng anthocyanin cao nhất – chủ yếu từ quả việt quất và dâu tây đã giảm 8% nguy cơ bị huyết áp cao so với những người có lượng anthocyanin thấp.

Chuối

Chuối chứa nhiều kali. Đây là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tăng huyết áp. Một quả chuối cỡ trung bình chứa khoảng 422 mg kali.

Kali làm giảm tác dụng của natri và làm giảm áp lực trong thành mạch máu. Trẻ nhỏ nên dung nạ khoảng 2.300 mg kali mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu kali khác bao gồm:

Chăm sóc trẻ bị cao huyết áp đừng quên socola đen

Thức ăn ngọt ngào này có thể làm giảm huyết áp. Một đánh giá của 15 thử nghiệm cho thấy rằng socola giàu cacao làm giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp hoặc tiền tăng huyết áp.

Chọn sô-cô-la chất lượng cao có chứa tối thiểu 70% cacao và sử dụng một lượng vừa đủ khoảng 30g socola mỗi ngày có thể giúp tăng hiệu quả.

Rau xanh

Rau lá xanh rất giàu nitrat, giúp kiểm soát huyết áp. Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn 1-2 loại rau giàu nitrat mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp tới 24 giờ. Ví dụ về rau xanh bao gồm:

Phòng ngừa trẻ bị cao huyết áp

Chăm sóc trẻ bị cao huyết áp đúng cách là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng nên học các phòng ngừa bệnh cho bé. Để là được điều này, bạn cần xây dựng cho bé một lối sống lành mạnh như:

Lời kết

Chăm sóc trẻ bị cao huyết áp tốt nhất cần chú ý chế độ ăn uống và vận động. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng các thực phẩm kể trên. Ngoài ra, bé cũng chỉ nên vận động vừa phải. Vận động mạnh và lâu có thể đem lại tác dụng ngược. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version