Trẻ bị hở van tim có sao không? Nguyên nhân trẻ bị hở van tim
1. Trẻ bị hở van tim có sao không?
Để đánh giá hở van tim có nguy hiểm không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại van hở, mức độ hở, kích thước buồng tim, các bệnh lý mắc kèm như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tiểu đường. Van tim bị hở từ 2/4 trở lên cần phải kiểm tra sớm để xác định nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trẻ bị hở van tim có nguy cơ gặp các biến chứng như suy tim, hình thành máu đông, rối loạn nhịp tim, tăng áp động mạch phổi.
2. Nguyên nhân trẻ bị hở van tim
Có 2 nguyên nhân chính gây hở van tim:
- Bẩm sinh: dị tật bẩm sinh ở tim ngay từ lúc mới sinh ra.
- Gặp các bệnh lý tim mạch như van tim do hậu khớp, thấp tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu tim. Các bệnh lý hiếm gặp khác: Cơ tim giãn nở, viêm nội tâm mạc, phình động mạch chủ, viêm nội tâm mạc, van tim bị hư, các dây chằng và phần cơ giữ van tim bị đứt, bị giãn.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị hở van tim
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, phụ huynh cũng cần lưu ý khi chăm sóc trẻ:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc phù hợp như: Ăn uống giảm muối, giảm mỡ, hạn chế bia rượu, thuốc lá và không hoạt động quá sức.
- Khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.
- Cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, loại bỏ cao răng, chăm sóc tốt răng và nướu răng
- Khi xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng như viêm họng, sốt, đau nhức mình mẩy cần được điều trị chống nhiễm trùng
- Tránh ngưng sử dụng hoặc sử dụng loại thuốc khác vì có thể ảnh hưởng đến phác đồ điều trị.
- Nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu khác thường, cần tái khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ sớm.
Trẻ bị hở van tim khi nào cần đi gặp bác sĩ
Bệnh hở van tim ở giai đoạn đầu vẫn đang ở mức độ nhẹ, các triệu chứng thường không rõ ràng. Vì vậy rất khó phát hiện bệnh. Vì vậy cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời. Một số dấu hiệu hở van tim:
- Khó thở, triệu chứng này tăng rõ rệt khi nằm xuống
- Mệt mỏi
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực
- Chóng mắt, hoa mặt
- Sưng chân, mắt cá chân
- Ho khan, nhất là vào ban đêm
Phòng tránh hở van tim cho trẻ
- Có lối sống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên tập luyện thể dục.
- Thường xuyên kiểm tra huyết áp và điều trị tốt bệnh huyết áp cao.
- Không hút thuốc, bia rượu và các chất kích thích, gây nghiện.
- Giảm cân nếu béo phì.
- Cân bằng giữa cuộc sống và học tập để loại bỏ căng thẳng.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn hằng ngày.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nhiều đường, giàu chất béo.
- Giảm muối trong chế độ ăn uống mỗi ngày để tránh tim làm việc quá sức.
Trẻ bị hở van tim nên ăn gì?
Thức ăn giàu vitamin và khoáng chất
Các loại rau xanh, trái cây tươi như cải bắp, ổi, nho, bưởi…
Thực phẩm giàu chất xơ
- Chất xơ tan trong nước có nhiều trong các loại hạt như: đậu nành, đậu tây, rau, trái cây,…
- Chất xơ không hoà tan trong nước có nhiều các thực phẩm từ cám lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, rau quả.
Thực phẩm giàu kali
Chuối, mận chín, lê, cam, nho, các loại rau họ cải (súp lơ, cải bó xôi)…
Tuy nhiên, với dùng các loại thuốc chống đông máu kháng vitamin K thì cần phải đặc biệt lưu ý hạn chế các loại rau xanh lá, không nên ăn các loại rau họ cải, bởi chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Sử dụng chất béo không bão hòa
Chất béo không bão hòa là loại chất béo tốt, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu: dầu oliu, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, các loại cá,…
Thực phẩm không nên ăn
- Không ăn chất béo bão hòa chứa nhiều trong trong mỡ động vật, bơ, sữa, phô mai, dầu thực vật là dầu dừa, dầu cọ.
- Không ăn chất béo dạng trans có chứa nhiều trong thực phẩm đóng gói, đồ ăn nhanh và các thức ăn chế biến sẵn,…
- Chế độ ăn giảm muối
- Loại bỏ chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, cà phê
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng hở van tim ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo