Trẻ bị ngộ độc thuốc có sao không? Nguyên nhân trẻ bị ngộ độc thuốc
1. Trẻ bị ngộ độc thuốc có sao không?
Đã có nhiều trường hợp trẻ em phải cấp cứu, thậm chí tử vong do ngộ độc các loại thuốc thông thường như: thuốc ho, thuốc an thần, thuốc trị sổ mũi, thuốc chống nôn, thuốc kháng sinh,… Bởi vì cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ bị ngộ độc thuốc bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương gan, thận, bị sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng hoặc để lại những di chứng lâu dài.
2. Nguyên nhân trẻ bị ngộ độc thuốc
Những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thuốc ở trẻ em:
Sự bất cẩn của người lớn
Việc tự ý cho trẻ dùng thuốc, dùng lại đơn thuốc cũ hay theo mách bảo của người khác mà không đưa trẻ đi khám bác sĩ sẽ gây ra nguy cơ ngộ độc thuốc cho trẻ.
Không để thuốc tránh xa tầm tay trẻ
Trẻ nhỏ có thể nhầm tưởng thuốc với bánh, kẹo, dẫn đến ăn hoặc uống nhầm. Vì vậy, thuốc cần được đặt ở những vị trí trẻ không thể với tới.
Ngộ độc thuốc do tự tử
Tâm sinh lý ở trẻ 10-17 có nhiều thay đổi. Những áp lực về việc học tập, xung đột với bố mẹ, thầy cô, bạn bè có thể khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị ngộ độc thuốc
- Khi nhận thấy trẻ bị ngộ độc thuốc, phụ huynh hãy giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng. Dùng ngón tay (tốt nhất nên quấn thêm miếng gạc mềm, sạch) kích thích nhẹ nhàng vào vùng cổ họng trẻ (chỗ lưỡi gà) giúp trẻ có thể nôn bớt chất độc ra ngoài. Chú ý động tác nhẹ nhàng tránh gây tổn thương vùng họng của trẻ.
- Lưu ý: Tuyệt đối không được gây nôn trong trường hợp trẻ đã bị hôn mê hoặc đang lên cơn co giật. Đặc biệt là những trường hợp nghi ngờ trẻ uống nhầm hóa chất, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như axit, bazơ hoặc xăng dầu, người lớn tuyệt đối không được gây nôn cho trẻ.
- Nếu trẻ bị đau rát vùng họng, có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc sạch hoặc nước sôi nguội để làm dịu cơn đau. Chú ý cho trẻ uống thật từ từ để tránh tình trạng sặc.
- Sau sơ cứu ban đầu, người nhà cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất. Khi đi nhớ cầm theo thuốc nghi ngờ gây ngộ độc để bác sĩ có phương pháp giải độc phù hợp.
- Sau khi được điều trị, hãy để trẻ nghỉ ngơi và thư giãn. Tránh căng thẳng hay các hoạt động mạnh vì có thể dẫn đến các chấn thương ngoài ý muốn.
Trẻ bị ngộ độc thuốc khi nào cần đi gặp bác sĩ
Nếu nghi ngờ trẻ bị ngộ độc gia đình nên gọi điện cho bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cấp cứu ban đầu. Đồng thời, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất. Trẻ bị ngộ độc thuốc thường có những dấu hiệu như là:
- Đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.
- Trẻ đột ngột ho sặc sụa, nặng hơn trẻ có biểu hiện thở nhanh, tím môi, khó thở.
- Trẻ có thể bị hôn mê hoặc co giật toàn thân, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có thể gây liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim.
- Tay chân lạnh vì vã mồ hôi, chảy nước miếng nhiều.
Phòng tránh ngộ độc thuốc cho trẻ
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa được bác sĩ khám và kê đơn.
- Cho trẻ uống đúng và đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc. Không sử dụng đơn thuốc cũ hay đơn thuốc của trẻ khác.
- Để thuốc ngoài tầm tay với của trẻ. Tốt nhất là để thuốc trong tủ có khóa an toàn.
- Không để thuốc hoặc bất cứ hóa chất nào trong các chai nước uống, hộp kẹo, hộp đựng thức ăn. Vì trẻ có thể nhầm thành nước ngọt hoặc bánh kẹo.
- Không nên cho trẻ uống thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt là các bài thuốc truyền tai.
Trẻ bị ngộ độc thuốc nên ăn gì?
Không nên cho trẻ ăn uống trong vài giờ sau khi bị ngộ độc. Sau đó, phụ huynh hãy lưu ý:
- Bù nước cho trẻ bằng nước lọc, nước trà loãng, nước luộc thịt, nước ép táo.
- Nên sử dụng thức ăn lỏng, nhạt và dễ tiêu hóa như: Khoai tây nghiền, cháo trắng, cháo bột yến mạch, chuối và những loại trái cây mềm.
- Khi trẻ dần hồi phục có thể bổ sung thêm các thực phẩm như: Trứng, hoa quả chín, thịt gà, rau nấu chín.
- Nên sử dụng thực phẩm chứa lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua.
- Không nên sử dụng thực phẩm khô, cứng, khó tiêu như: Rau củ cứng, đồ chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn cay, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa.
- Tránh cho trẻ dùng thực phẩm đồ có cồn, caffein, nước có gas,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng ngộ độc thuốc ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo