Trẻ bị rối loạn tiền đình có sao không? Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiền đình
1. Trẻ bị rối loạn tiền đình có sao không?
Hội chứng rối loạn tiền đình không thực sự nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó làm cho trẻ chậm phát triển thăng bằng và các hoạt động như đi, nằm và ngồi. Trẻ bị rối loạn tiền đình còn ảnh hưởng đến những hoạt động hằng ngày như khó tập trung vào việc học, rối loạn trong hoạt động và định hướng.
2. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiền đình
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiền đình ở trẻ, như là:
- Trẻ bị các bệnh lý về tai, mũi, họng, viêm màng não hay bị chấn thương ở đầu
- Thiếu máu não, nhiễm trùng, nhiễm độc
- Mẹ hay uống rượu, bia, thuốc lá mà trong giai đoạn thai kỳ…
- Những áp lực từ học tập, bạn bè, gia đình,… khiến trẻ căng thẳng và sợ hãi quá mức
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị rối loạn tiền đình
Để chứng rối loạn tiền đình không diễn biến thành mãn tính, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý:
- Hãy để trẻ nằm nghỉ trong không gian yên tĩnh khi trẻ chóng mặt, đau đầu.
- Cho trẻ nằm ở tư thế thích hợp như nghiêng, ngửa. Không nên nằm sấp.
- Nếu trẻ buồn nôn, hãy kích thích giúp nôn ra hết. Sau đó, nên cho trẻ uống 1 cốc sữa nóng để bù lại nước và chất điện giải đã mất.
- Xây dựng cho trẻ chế độ ăn hợp lý
- Khuyến khích trẻ tập những bài tập trị liệu chuyên về phục hồi chức năng tiền đình
- Tránh cho trẻ tham gia những trò chơi cảm giác mạnh như: tàu lượn, trượt, xích đu
- Nên cho trẻ ăn nhạt, tránh các thực phẩm nhiều đường và muối.
Trẻ bị rối loạn tiền đình khi nào cần đi gặp bác sĩ
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của rối loạn tiền đình, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Rối loạn tiền đình thường có những triệu chứng như: Chóng mặt, nôn ói, ngất, mất thăng bằng, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột.
Phòng tránh rối loạn tiền đình cho trẻ
- Tập thể dục thể thao vừa sức hằng ngày
- Tránh cho trẻ tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử như tv, điện thoại,…
- Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy
- Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 – 100 lần
- Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày
- Tránh đi lại hoặc tiếp xúc gần với máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn
- Cần giảm và hạn chế căng thẳng, lo âu cho trẻ
Trẻ bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Vitamin B6
Vitamin B6 có vai trò hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh.Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6:
- Thịt gà bỏ da, cá,…
- Các loại trái cây như cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân,…
- Ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, hạt, cà chua, bí ngô, rau bina,…
Vitamin C
Bổ sung đầy đủ vitamin C là cách để giảm bớt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây nên. Vitamin C có nhiều trong rau và trái cây như quả có múi (cam, chanh, bưởi,…), kiwi, dứa, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ, cà chua, rau cải xoăn, ớt đỏ, ổi…
Vitamin D
Vitamin D giúp khắc phục xơ cứng tai – một triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn tiền đình. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D:
- Cá, trứng, sữa.
- Các loại ngũ cốc.
- Các chế phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành,…).
- Nước cam ép, nấm,…
Folate
Acid folic giúp giảm bớt các vấn đề về cân bằng do có tác dụng sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình. Những thực phẩm chứa nhiều folate:
- Rau màu xanh đậm: Bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, súp lơ,…
- Các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, đậu phộng,…
- Các loại đậu: Đậu lăng, đậu đen, đậu xanh,…
- Trái cây họ cam, quýt
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng rối loạn tiền đình ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo