Trẻ bị thiếu cân có sao không? Nguyên nhân trẻ bị thiếu cân
1. Trẻ bị thiếu cân có sao không?
Trẻ bị thiếu cân gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tầm vóc, trí tuệ và sức đề kháng. Suy dinh dưỡng còn làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ngoài ra, sức đề kháng bị suy giảm sẽ khiến cơ thể, sức khỏe của trẻ suy yếu dễ bị nhiễm bệnh tật và kéo dài
2. Nguyên nhân trẻ bị thiếu cân
- Trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng bào thai, cân nặng sơ sinh < 2,5kg.
- Trẻ không được chăm sóc đúng phương pháp, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thường biếng ăn, kém hấp thu.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.
- Lượng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày ít hơn so với nhu cầu của trẻ
- Các trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, dị tật bẩm sinh hoặc các chứng bệnh kinh niên (suy thận mạn, viêm loét dạ dày, viêm khớp mạn tính,…) cũng thường gầy gò, nhẹ cân.
- Một số nguyên nhân khiến trẻ bị nhẹ cân khác: bé bị nhiễm giun sán, gia đình không có điều kiện chăm sóc
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu cân
Một số lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân:
Chế độ dinh dưỡng
- Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Với trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý cho bé bú đúng cách. Nên cho bé bú hết một bên bầu vú mẹ để tận dụng được lượng “sữa cuối”. Sữa cuối chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân, phát triển tốt hơn.
- Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách. Khi trẻ hết bú mẹ, có thể cho trẻ uống bổ sung sữa công thức phù hợp.
- Nên chia khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa một lượng ít vừa phải.
- Đa dạng thực đơn, đa dạng thực phẩm, giúp kích thích vị giác của trẻ. Cân đối các loại chất dinh dưỡng khác nhau: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
- Bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ bằng các bữa phụ như trái cây, sữa chua, sữa, sinh tố,… Nên cho trẻ ăn bữa phụ sau bữa chính khoảng 2 tiếng.
Cách chăm sóc trẻ
- Phòng tránh các bệnh truyền nhiễm hoặc giun sán: Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau mỗi bữa ăn. Cắt móng tay, móng chân sạch sẽ, gọn gàng cho trẻ. Không để trẻ có thói quen mút tay, ngậm tay.
- Môi trường sống của trẻ cần đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ và trong lành.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, khí độc hại,…
- Dụng cụ chế biến và chứa đựng đồ ăn của trẻ phải luôn được rửa sạch, khô ráo.
- Bảo đảm chế độ ăn – ngủ – vui chơi hợp lý, khoa học, đúng giờ giấc.
- Tránh cho trẻ dùng điện thoại, xem tivi trong bữa ăn để tránh các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa và khả năng hấp thu dinh dưỡng.
- Nên cho trẻ tham gia các trò chơi vận động, các hoạt động thể chất như đá bóng, nhảy dây giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và có lợi cho hệ cơ, xương.
Trẻ bị thiếu cân khi nào cần đi gặp bác sĩ
Khi nghi ngờ bé bị thiếu cân, bố mẹ nên gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn đầy đủ, chính xác tình trạng sức khỏe của bé. Gia đình có thể tham khảo biểu đồ cân nặng của trẻ dưới đây:
- Trong 3 tháng đầu đời: Tăng 1-2kg/ tháng.
- Tháng thứ 4-6: Tăng 500-600g/ tháng.
- Tháng thứ 7-12: Tăng 300-400g/ tháng.
- Bé 1 tuổi thường nặng gấp 3 lần so với cân nặng lúc sinh (khoảng 9-10kg).
- Từ 2 đến 10 tuổi: Bé tăng trung bình 2-3kg/ năm.
- Với các bé trên 1 tuổi, mẹ có thể tính cân nặng trung bình của trẻ dựa trên công thức: X = 9kg + [2kg x (N-1)].
Trong đó:
- X là số cân nặng hiện tại của bé, được tính bằng đơn vị kg.
- N là số tuổi của bé, tính theo năm.
Phòng tránh thiếu cân cho trẻ
- Nên cho con bú sữa mẹ ngay sau sinh và kéo dài trong suốt 6 tháng đầu đời. Bởi vì, trong sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cùng các yếu tố tăng sức đề kháng tốt cho bé.
- Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm (4 – 6 tháng tuổi) với đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất (tinh bột, đạm, chất béo, rau quả).
- Cố gắng duy trì cho con bú sữa mẹ trong suốt thời gian trẻ dưới 2 tuổi. Trường hợp mẹ không đủ sữa hãy lựa chọn nguồn sữa thay thế phù hợp, bảo đảm dinh dưỡng.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.
- Hạn chế cho bé dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp.
- Nên theo dõi cân nặng của con hàng tháng
- Điều trị triệt để khi trẻ mắc các bệnh lý như nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy
Trẻ bị thiếu cân nên ăn gì?
Thực đơn món ăn cho trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng cần bổ sung 4 nhóm dưỡng chất bao gồm:
Tinh bột
Tinh bột được chia làm 2 loại: carbohydrate đơn giản (đường sữa, đường ăn, đường trái cây) và carbohydrate phức tạp (rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, hạt, các loại đậu).
Chất xơ
Rau xanh, các loại đậu, đóng vai trò làm sạch đường tiêu hóa, giảm cholesterol xấu, điều hóa đường huyết, phòng ngừa bệnh béo phì, táo bón, tiểu đường, tim mạch và ung thư.
Chất béo
Bổ sung chất béo như bơ để giúp vận chuyển vitamin A, D, E, K thẩm thấu tốt hơn trong cơ thể.
Đạm
Thịt gà, lợn, cá, bò, trứng, cua giúp xây dựng các mô và tế bào duy trì sự sống.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạngthiếu cân ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo