Trẻ bị thiếu protein có sao không? Nguyên nhân trẻ bị thiếu protein
1. Trẻ bị thiếu protein có sao không?
Tình trạng thiếu protein lâu dài có biểu hiện chậm phát triển về thể lực và trí tuệ. Hậu quả của thiếu protein đối với trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng. Ngoài ra, khi lớn lên sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập và làm việc, cũng như một số bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành. Khi trẻ bị thiếu protein sẽ thường đi kèm với các bệnh lý thiếu dinh dưỡng khác như thiếu vitamin A, kẽm, sắt,… Và có thể mắc một số bệnh lý đi kèm như nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hô hấp, hội chứng kém hấp thu, dị tật bẩm sinh.
2. Nguyên nhân trẻ bị thiếu protein
Những nguyên nhân dẫn đến thiếu protein năng lượng bao gồm:
- Người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức dinh dưỡng
- Mẹ thiếu sữa và nuôi trẻ bằng nước cháo hoặc bột pha loãng
- Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
- Chất lượng bữa ăn của trẻ không được đảm bảo
- Do bị nhiễm trùng khi trẻ mắc các bệnh như sởi, kiết lỵ, tiêu chảy kéo dài.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu protein
Nguyên tắc điều trị suy dinh dưỡng protein năng lượng:
- Điều trị các bệnh lý đi kèm
- Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn phù hợp
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất
Thể nhẹ hoặc vừa
- Trẻ có thể được điều trị tại nhà, các bác sĩ dinh dưỡng sẽ tư vấn chế độ ăn và chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng protein năng lượng.
- Điều chỉnh chế độ ăn của trẻ: Xây dựng một chế độ ăn cân đối theo hướng dẫn. Nếu trẻ còn bú mẹ, người mẹ được khuyên tiếp tục cho trẻ bú và nên kéo dài đến 18 – 24 tháng tuổi, hoặc lâu hơn.
- Thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ để được tư vấn kịp thời.
Thể rất nặng
Đối với trẻ suy dinh dưỡng thể phù hoặc suy dinh dưỡng thể teo đét kèm biến chứng hoặc có bệnh lý phối hợp kèm theo sẽ được điều trị suy dinh dưỡng thể phù hoặc điều trị suy dinh dưỡng thể teo đét nội trú theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trẻ bị thiếu protein khi nào cần đi gặp bác sĩ
Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần phòng ngừa và sớm phát hiện các bệnh nhiễm trùng do suy dinh dưỡng protein năng lượng gây ra để điều trị kịp thời cho trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu chậm phát triển, rụng tóc, da thô ráp,v.v.. Hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.
Phòng tránh thiếu protein cho trẻ
Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng gồm:
- Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho mẹ đang mang thai và cho con bú: Quản lý tốt thai nghén và chăm sóc bà mẹ sau sinh. Thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Ăn uống đủ cả về lượng và chất trong thời kỳ mang thai.
- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và kéo dài đến 18-24 tháng, ít nhất là 12 tháng. Cho trẻ bú theo nhu cầu, không nên cứng nhắc theo giờ giấc.
- Thực hiện ăn bổ sung hợp lý.
- Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ em và mẹ sau sinh.
- Chăm sóc vệ sinh và phòng chống nhiễm giun
- Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ
Trẻ bị thiếu protein nên ăn gì?
Ở trẻ 6-8 tháng tuổi đang bú mẹ cần được ăn 2 bữa; trẻ 9 – 23 tháng đang bú mẹ cần được ăn 3 bữa. Với trẻ không bú mẹ, tất cả độ tuổi 6-23 tháng đều cần được ăn 4 bữa.
Trẻ dưới 6 tháng
Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất đối với đứa trẻ.
Trẻ 6-23 tháng
- Ngũ cốc, khoai củ
- Đậu đỗ, hạt có dầu
- Sữa và chế phẩm
- Thịt, cá, hải sản và chế phẩm
- Trứng
- Rau qủa giàu vitamin A
- Các loại rau quả kháchóm chất béo (dầu, mỡ).
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng ngộ độc thuốc ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo