Site icon Medplus.vn

Phương pháp chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà bạn nên biết

Trẻ bị thủy đậu có sao không? Nguyên nhân trẻ bị thủy đậu

Trẻ bị thủy đậu có sao không?

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu ngày nay không còn là vấn đề lớn. Bên cạnh các phương pháp khoa học, một số phương pháp dân gian cũng đã được chứng minh là có hiệu quả. Tuy nhiên, không phải phương pháp truyền miệng nào cũng đem lại hiệu quả như mong đợi. Một số cách có thể hữu dụng với trẻ này nhưng lại vô dụng với trẻ khác. Một số trường hợp còn gây biến chứng nếu dùng cách không phù hợp. Trẻ có thể bị viêm màng não, viêm gan hoặc nhiễm trùng.

Nguyên nhân trẻ bị thủy đậu

Để chăm sóc trẻ bị thủy đậu thật tốt, bạn nên biết nguyên nhân gây bệnh cho trẻ.

Thủy đậu phổ biến hơn ở các bé từ 1 tuổi trở lên. Nhưng nếu trẻ sơ sinh chẳng may bị thủy đậu lại vô cùng nguy hiểm. Sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, chậm hình thành miễn dịch trước khi bệnh gây hậu quả nặng nề.

Do lây truyền từ mẹ

Nếu mẹ bị mắc thủy đậu khi mang thai, thai nhi sinh ra sẽ mang mầm bệnh trong cơ thể. Khi có điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ phát triển. Đặc biệt với những mẹ bầu thị thủy đậu trong ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao gặp các bất thường về sức khỏe như: dị dạng ở sọ, hội chứng đầu nhỏ, đa dị tật ở tim….

Do bị lây nhiễm

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường hô hấp và tiếp xúc da. Trường hợp mẹ bị thủy đậu cho con bú hoặc người thân bị thủy đậu rất dễ lây cho bé khi bế, tiếp xúc với trẻ. Do, đó nếu người trong nhà bị thủy đậu, cần ngay lập tức cách ly với trẻ. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc trẻ bị lây nhiễm.

Phương pháp chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà

Bé bị thủy đậu cần được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… thậm chí tử vong. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu:

Cho trẻ nằm phòng cách ly. Sử dụng riêng các đồ dùng sinh hoạt cá nhân: khăn mặt, bàn chải, cốc, bát, đũa…

Người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang, vệ sinh tay trước và sau mỗi lần chăm sóc.

Nếu trẻ sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể dùng kháng sinh nếu các nốt rạ bị nhiễm trùng, có mủ, tấy đỏ.

Cho trẻ mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi. Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm. Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý.

Cắt móng tay, giữ móng tay trẻ sạch. Hoặc dùng bao tay để tránh bé gãi, làm trầy xước các nốt rạ gây nhiễm trùng da thứ phát.

Để các nốt rạ tự vỡ, tránh làm vỡ nốt rạ vì sẽ để lại sẹo và dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Dùng dung dịch xanh methylen chấm lên các nốt phỏng đã vỡ hoặc mọng nước.

Thức ăn của trẻ phải mềm, lỏng, dễ tiêu. Khẩu phần ăn bổ sung vitamin C, uống nhiều nước. Ăn đồ nguội nếu trong miệng có các nốt rạ, vết loét.

Nếu bé có triệu chứng lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc xuất huyết trên nốt rạ, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà

Trẻ bị thủy đậu kiêng gió, kiêng tắm là một quan niệm sai lầm.  Vừa không tắm vừa mặc quá nhiều quần áo để tránh gió sẽ tạo cơ hội cho các ổ virus lan rộng. Nhất là khi thời tiết nóng, mồ hôi chảy xuống các nốt mụn nước nếu không được vệ sinh tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét, viêm da bội nhiễm, nhiễm trùng huyết.

Khi bé bị thủy đậu, cha mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu. Luôn để trẻ sống trong không gian thoáng đãng, tránh gió lộng và nắng gắt.

Cách ly trẻ với người mắc bệnh thủy đậu để tránh lây nhiễm. Không để trẻ sử dụng chung những đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể. Tăng cường ăn các loại thực phẩm tươi, mát, có lợi cho sức khỏe.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

Mẹ nên phòng vaccine thủy đậu trước khi mang thai từ 3-6 tháng. Khi trẻ đủ 1 tuổi, cần đưa trẻ đến các trung tâm tiêm chủng uy tín để tiêm theo đúng liều lượng và thời gian quy định như sau:

Một số thực phẩm phù hợp khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Các loại trái cây và các loại rau xanh

Đây là những thực phẩm hỗ trợ tốt nhất trong việc điều trị bệnh. Vì trong các loại trái cây hay rau xanh có chữa rất nhiều vitamin C giúp người bệnh tăng sức đề kháng, hạn chế nhiễm trùng. Như bắp cải, cà chua, khoai tây, mướp đắng, ngải cứu, bơ, dâu tây, dưa hấu, kiwi,…

Nước rau sam

Một loại rau bình thường nhưng có tác dụng vượt mong đợi. Rau sam bản chất có tính mát nên có tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt, ngăn ngừa mụn nhọt trên cơ thể. Để hỗ trợ việc điều trị thủy đậu, bạn chỉ cần lấy từ 100 – 200g rau sam tươi, đem đi rửa sạch và ép lấy nước uống trong ngày.

Uống canh thanh nhiệt

Canh được làm từ các nguyên liệu như cà rốt, rau má, đậu xanh,… có tính mát đồng thời cũng giải độc khá tốt. Phù hợp với bệnh nhân bị thủy đậu nhưng sốt cao, cơ thể nóng ran bứt rứt khó chịu.

Cháo thịt lợn và đỗ

Đây là món ăn phù hợp với mọi người bệnh. Bổ sung dưỡng chất cần thiết khi trong tình trạng sốt nhẹ. Cách thực hiện khá đơn giản chỉ cần chuẩn bị 80g gạo tẻ, 50g thịt lợn băm nhỏ và 30g đậu xanh hoặc đậu đỏ. Nếu tất cả hỗn hợp trên đến khi chín nhừ, đổ nguội là có thể dùng được.

Phòng ngừa trẻ bị thủy đậu

Ngoài việc chăm sóc trẻ bị thủy đậu, việc phòng ngừa cũng rất quan trọng. Tiêm chủng ngừa vaccine thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em việc tiêm ngừa vaccine thủy đậu càng quan trọng. Nếu gia đình có trẻ nhỏ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định. Lịch tiêm gồm:

Khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm ngừa vaccine thủy đậu, cần tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó. Không sử dụng đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh. Không chạm vào các mụn nước thủy đậu. Người bệnh cần được cách ly với người thân cũng như cộng đồng, tránh để lây nhiễm rộng rãi.

Lời kết

Khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu cần giữ giữ tránh xa những người xung quanh. Đặc biệt cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh nguy cơ bội nhiễm. Và đừng quên bôi thuốc đúng theo lời dặn của bác sĩ. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version