Trẻ bị u mỡ có sao không? Nguyên nhân trẻ bị u mỡ
1. Trẻ bị u mỡ có sao không?
Đa phần các loại u mỡ đều lành tính và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên có một vài trường hợp u mỡ ác tính ảnh hưởng đến sức khỏe đó là khi xuất hiện trong ổ bụng. Việc trẻ nhỏ bị u mỡ trong ổ bụng làm cho các cơ quan nội tạng bị chèn ép, chức năng của các cơ quan đó sẽ bị rối loạn. Ngoài ra, nếu u mỡ có kích thước to và xuất hiện ở các khu vực có nhiều dây thần kinh như đầu cổ, vai, gáy cũng sẽ khiến trẻ bị đau.
2. Nguyên nhân trẻ bị u mỡ
- Nguyên nhân gây ra bệnh u mỡ hiện nay vẫn chưa được khoa học xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng nguy cơ gây bệnh là do: Yếu tố di truyền hoặc rối loạn chuyển hóa mỡ.
- Một số bệnh lý có thể dẫn đến nguy cơ bị u mỡ như: Hội chứng Cowden, hội chứng Madelung,v.v… Ngoài ra, có vài yếu tố tăng khả năng mắc chứng u mỡ như: Thể trạng béo phì, chế độ ăn nhiều đường.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị u mỡ
Khi bé xuất hiện u mỡ, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán kỹ càng. Tùy thuộc vào vị trí của khối u bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu u mỡ nằm ở vùng đầu cổ, những vùng gây mất thẩm mỹ, hoặc gây bất tiện cho các sinh hoạt hằng ngày, trẻ có thể được yêu cầu tiểu phẫu.
[elementor-template id="263870"]
Tất cả u mỡ trên 5cm được xem là u mỡ kích thước lớn và cần được loại bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ u mỡ là 1 can thiệp nhỏ, đơn giản và chỉ cần gây tê tại chỗ. Với những trẻ có u mỡ to, ở sâu và nhiều thành phần xơ thì nên lựa chọn phương pháp này. Các trường hợp phẫu thuật cắt bỏ u mỡ rất ít khi bị tái phát lại, tuy nhiên có thể sẽ để lại sẹo cho cơ thể.
Trẻ bị u mỡ khi nào cần đi gặp bác sĩ
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ nhỏ bị u mỡ:
- U mỡ thường xuất hiện ở bên dưới da. Nó có thể gây mất thẩm mỹ nhưng không, hoặc ít gây đau đớn.
- Các khối u mỡ là do tích tụ chất béo nên khi sờ tay vào sẽ thấy mềm và hơi nhão. Nếu ấn nhẹ vào khối u sẽ thấy có sự dịch chuyển.
- Bình thường u mỡ vô hại và không gây đau đớn. Nhưng nếu bị u mỡ đè vào dây thần kinh sẽ khiến trẻ bị đau.
- Các khối u mỡ thường đa dạng về kích thước. Tuy nhiên, chúng thường nhỏ và hiếm khi lớn hơn 8cm.
- Các khối u thường không to hoặc nếu có sẽ rất chậm.
Phòng tránh u mỡ cho trẻ
Phòng ngừa u mỡ chủ yếu thông qua chế độ ăn uống và lối sống. Mục đích của việc phòng ngừa là giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Do đó cần cho trẻ ăn uống giảm thiểu dầu mỡ và lối sống tăng cường vận động, thường xuyên tập thể dục.
Trẻ bị u mỡ nên ăn gì?
- Nên tránh các loại thực phẩm được chế biến sẵn.
- Loại bỏ các chất làm ngọt nhân tạo như cylamates, saccharin, aspartame.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường.
- Hạn chế các thực phẩm có chứa soda.
- Hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều muối.
- Hạn chế các thực phẩm biến đổi gen như: đậu nành, ngô, ..
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo transfast.
- Hạn chế các loại đồ uống có ga, có cồn.
- Nên uống nhiều nước, giúp thanh lọc cơ thể, thải độc tốt hơn.
- Nên có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp xông hơi thải độc 1-5 lần/ 1 tháng giúp tiêu đi lượng mỡ thừa.
- Nên ăn các thực phẩm hữu cơ, các thực phẩm tươi sống.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng u mỡ ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo