Trẻ bị u não có sao không? Nguyên nhân gây u não ở trẻ
Trẻ bị u não có sao không?
Trẻ bị u não là tình trạng xuất hiện tế bào bất thường ở não, gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Dựa vào các nghiên cứu, bệnh được chia thành 2 loại cụ thể: u ác tính và lành tính. Bất kể mắc loại u nào, sức khoẻ của trẻ đều chịu ảnh hưởng đáng kể. Nói cách khác, tế bào não sẽ bị tổn thương do sự hình thành của khối u, thậm chí cả tính mạng của trẻ. Ngoài ra, dấu hiệu ban đầu của bệnh (nôn ói, đau đầu,..) được xem là không đặc trưng, dễ gây nhầm lẫn hoặc tâm lí chủ quan. Các bác sĩ cũng cho biết, dựa trên các biểu hiện bên ngoài, rất khó khám và chẩn đoán chính xác từ sớm. Do đó, loại bệnh nguy hiểm này thường xuất hiện các trường hợp chẩn đoán muộn.
Nguyên nhân gây u não ở trẻ
Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra u não ở trẻ vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Nhìn chung, khối u hình thành từ sự tăng sinh bất thường lượng tế bào ở bộ não, các mô hay cấu trúc. Tuy nhiên, dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp:
- Di truyền: Gia đình nếu có người thân có tiền sử mắc loại bệnh này, trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh tương tự.
- Tác nhân môi trường: Tiếp xúc với hoá chất độc hại, chất phóng xạ,.. dẫn đến các bất thường trong quá trình tăng sinh tế bào.
Cách chăm sóc cho trẻ bị u não
Dưới đây là phương pháp chăm sóc cho trẻ khi bị u não:
- Đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.
- Tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ.
- Đưa bé đi tái khám đúng hẹn, theo dõi biểu hiện sức khoẻ sát sao.
- Trang bị kiến thức về bệnh, cách chăm sóc qua sự tư vấn của chuyên gia.
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Dạy cho bé suy nghĩ tích cực.
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng dồi dào, phù hợp cho quá trình điều trị và phục hồi.
- Khuyến khích bé vận động nhẹ, thường xuyên.
- Tập thói quen sinh hoạt lành mạnh (ăn uống đúng giờ, đủ cử; không ngủ muộn,..)
- Tránh tiếp xúc với hoá chất độc hại trong đời sống hàng ngày.
Trẻ bị u não: Khi nào cần đi khám?
Ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường về sức khoẻ, hoặc nghi ngờ, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán chính xác. Việc chẩn đoán sớm có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình điều trị cũng như tỉ lệ thành công. Ở giai đoạn đầu, kích thước khối u không quá lớn, não bộ sẽ chịu ít tổn thương và tỉ lệ điều trị thành công cao. Ngoài ra, sau điều trị, cơ thể có ít ảnh hưởng sẽ phục hồi nhanh chóng, dễ dàng bắt kịp cột mốc phát triển.
Phòng ngừa u não cho trẻ
Do bệnh gây ra bởi sự bất thường trong hoạt động, cấu trúc cơ thể nên các biện pháp phòng ngừa cũng hạn chế. Cụ thể là:
- Đưa trẻ đi kiểm tra sức khoẻ định kì hàng năm: Có cơ hội tầm soát nguy cơ từ sớm.
- Tránh để bé tiếp xúc với các hoá chất độc hại.
- Hạn chế thời gian sử dụng vật dụng điện tử khi còn bé.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, đủ dinh dưỡng, không phun hoá chất.
- Tập cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh (tập thể dục, ngủ đúng giờ,..)
Thực đơn cho trẻ bị u não
Dưới đây là những gợi ý thực phẩm phù hợp cho trẻ mắc bệnh u não:
- Thực phẩm giàu chất oxy hoá: cam quýt, việt quất, táo,..ngăn ngừa và chống lại tế bào u não.
- Thực phẩm giàu Omega-3: làm tăng đề kháng cơ thể và giảm tốc độ tăng trưởng của khối u.
- Thực phẩm chứa chất chống ung thư: cà chua, bông cải xanh, đậu nành,..
- Thực phẩm giàu axit folic: rau lá xanh, đậu, cam, gạo,…làm giảm sự lây lan của khối u.
Ngoài ra, trẻ cũng nên hạn chế các món ăn sau đây:
- Thực phẩm có lượng protein cao: trứng vịt lộn, thịt chó,..
- Thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ (chiên, rán, xào)
- Thực phẩm lên men.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị u não phải làm sao? Trẻ nhỏ bị u não có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo