Trẻ bị ít tóc có sao không? Nguyên nhân trẻ bị ít tóc
1. Trẻ bị ít tóc có sao không?
Trong vài tháng đầu, trẻ bị ít tóc là do tóc thường bị rụng tự nhiên do sự thay đổi nồng độ hormone và tốc độ lớn của bé. Tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, tóc bé bị rụng và mọc chậm có thể là do thiếu kẽm và 1 số vi chất dinh dưỡng khác như Canxi hay các nhóm Vitamin. Vì thế, nếu thấy trẻ bị rụng và chậm mọc tóc không được cải thiện, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn về cách bổ sung các vi chất cần thiết.
2. Nguyên nhân trẻ bị ít tóc
Thông thường, bé chậm mọc tóc là do thiếu 3 chất phổ biến: Kẽm, vitamin, sắt. Tuy nhiên, ít tóc cũng có thể do cơ địa, gen di truyền của gia đình. Ngoài ra, tình trạng tóc bị thưa cũng có thể là do môi trường sống, tình trạng sức khỏe và cách chăm sóc của bố mẹ chưa khoa học.
[elementor-template id="263870"]
Dấu hiệu để nhận ra tình trạng chậm mọc tóc: trẻ được 18 tháng nhưng tóc trên đầu vẫn trọc, lưa thưa và yếu ớt.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị ít tóc
Mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau để kích thích sự phát triển tóc ở trẻ:
1. Chọn dầu gội đầu cho trẻ phù hợp
Mẹ nên chọn loại dầu gội an toàn cho làn da của bé. Ưu tiên chọn loại dầu gội có độ ẩm cao, tính tẩy nhẹ để tóc bé không bị khô yếu. Có thể gội đầu cho bé bằng nước nấu từ vỏ bưởi, bồ kết. Vì chúng có nguồn gốc từ thiên nên an toàn, giúp kích thích mọc tóc và nuôi dưỡng da đầu.
2. Đảm bảo chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh
Thực đơn dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cải thiện các vấn đề về tóc và giảm nguy cơ trẻ bị rụng tóc:
- Vitamin C, E: Chống oxy hóa, bảo vệ tóc khỏi tác hại của mặt trời và các yếu tố môi trường.
- Sắt: Ngăn ngừa thiếu máu, từ đó các tế bào được tiếp nhận nhiều dưỡng chất hơn.
- Vitamin B: Tăng cường sự phát triển của da đầu và nang lông.
- Axit béo: Thúc đẩy sự tăng trưởng tóc, giúp sợi tóc chắc khỏe hơn.
3. Chăm sóc giấc ngủ của trẻ
Giấc ngủ làm ảnh hưởng đến khả năng mọc tóc của trẻ. Do đó cần tập cho trẻ thói quen ngủ theo giờ giấc khoa học, hạn chế các tác động khiến bé bị đánh thức vào ban đêm. Cho trẻ bú no trước khi ngủ. Sắp xếp không gian ngủ thông thoáng, yên tĩnh, chọn loại chăn gối mềm mại.
4. Thay đổi vị trí nằm thường xuyên
Thay đổi vị trí nằm của bé thường xuyên vừa giúp trẻ giảm rụng tóc vừa giúp tránh tình trạng lõm đầu. Ví dụ: Khi trẻ nằm ngửa, nằm nghiêng hay lật úp thì không nên duy trì quá 2 tiếng.
5. Chải tóc và gội đầu đúng cách
Với những bé tóc thưa, ít tóc mẹ chỉ nên gội đầu cho trẻ từ 3-4 lần/tuần. Trong trường hợp mùa hè nóng bức hoặc khi trẻ vui chơi, hoạt động nhiều thì số lần gội đầu có thể tăng lên.
Khi chải tóc cho trẻ, hãy dùng lược mềm chuyên dụng. Chải tóc cho bé thật nhẹ nhàng và thường xuyên chải tóc vào buổi sáng để kích thích tóc ra nhanh hơn.
6. Cho trẻ tắm nắng thường xuyên
Lượng ánh nắng mặt trời thích hợp chiếu vào da đầu em bé cũng rất có lợi cho sự phát triển tóc. Nắng mặt trời có tác dụng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện chất lượng tóc cho trẻ. Chính vì vậy, mẹ nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên trong khung giờ 6:00 – 9:00 hoặc sau 17:00.
Trẻ bị ít tóc khi nào cần đi gặp bác sĩ
Nếu trẻ đã được 2 tuổi mà tóc vẫn thưa thớt, thậm chí là không mọc tóc thì mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm và điều trị phù hợp.
Phòng tránh ít tóc cho trẻ
1. Bổ sung dưỡng chất khi mang thai
Việc bổ sung dưỡng chất trong quá trình mang thai vô cùng cần thiết. Điều này giúp tránh nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng và ngăn ngừa tình trạng ít tóc ở trẻ.
2. Cho trẻ nằm ở nơi thoáng, nhiệt độ phù hợp
Phụ huynh hãy cho trẻ ở nơi thoáng, nhiệt độ phù hợp. Đồng thời, nên chuẩn bị cho bé những chiếc gối mềm, giúp đầu của trẻ thoải mái, tránh tình trạng ma sát lớn giữa đầu và tóc.
3. Cho trẻ ăn trước khi ngủ, tránh khóc đêm
Trường hợp bé không thoải mái khi ngủ hoặc thức đêm nhiều có thể gây hói đầu. Do đó, mẹ cần cho trẻ ăn trước khi ngủ để tránh việc trẻ quấy khóc, thức đêm vì đói. Ngoài ra, hãy cho trẻ mặc đồ thoải mái, giúp giấc ngủ tốt hơn.
4. Không cạo tóc hoặc cắt tóc trẻ thường xuyên
Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh không nên cạo hay cắt tóc cho trẻ quá nhiều. Thay vào đó, chải nhẹ và massage đầu nhẹ nhàng để kích thích vùng tóc mọc tốt hơn.
Trẻ bị ít tóc nên ăn gì?
- Một số dưỡng chất đặc biệt như canxi, sắt, kẽm… có thể ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của tóc bé. Đồng thời, lưu ý bổ sung sắt cho trẻ. Thiếu sắt nghiêm trọng có thể khiến tóc bé trở nên mỏng màu vàng, không sáng bóng
- Cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho con tất cả các ngày trong tuần.Thực đơn đầy đủ thịt, cá, trứng, các loại trái cây và rau quả.
- Bổ sung một số loại vitamin như: Vitamin A làm giảm gàu, dưỡng ẩm tóc, thúc đẩy lưu thông máu. Vitamin B giúp tóc đen và sáng bóng. Vitamin C có thể thúc đẩy sự hấp thu sắt, ngăn ngừa rụng tóc.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng ít tóc ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo