Trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ có sao không? Nguyên nhân trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ
1. Trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ có sao không?
Trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ nếu như không được điều trị kịp thời có thể gặp phải một số biến chứng như xơ gan, ung thư gan. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ về sau. Ngoài ra, khi gan bị tổn thương thì hoạt động của nhiều cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu ý và cho con đi khám kịp thời.
2. Nguyên nhân trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, một số nguyên nhân còn xuất phát từ chính thói quen hàng ngày của trẻ.
- Thừa cân, béo phì: Nếu như không có sự chăm sóc thích hợp về chế độ ăn uống thì trẻ rất dễ bị thừa cân. Từ đó dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
- Yếu tố di truyền: Hiện nay một số nghiên cứu của các chuyên ra đã chỉ ra rằng trẻ bị bệnh gan nhiễm mỡ có một vài gen nhạy cảm có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ.
- Ngộ độc thuốc: Khi bị ngộ độc thuốc, mỡ có thể tồn đọng lại trong các tế bào gan và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.
- Nguyên nhân từ thực phẩm: Theo thống kê, những trẻ có thói quen ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa, đường hoặc chất bảo quản thì rất dễ bị gan nhiễm mỡ chuyển hóa.
- Một số bệnh lý mãn tính: Những bệnh lý mãn tính như lao phổi, viêm xương tuỷ, thiếu máu trầm trọng,v.v… làm trẻ chán ăn, ăn uống thất thường, sụt cân đột ngột. Lúc này mỡ toàn thân sẽ phân giải thành acid béo rồi vận chuyển chúng đến gan. Tuy nhiên, gan lại không thể chuyển hết lượng acid béo này thành năng lượng được nên phần mỡ dư thừa sẽ bị lắng đọng gây ra gan nhiễm mỡ.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ
Khi trẻ bị gan nhiễm mỡ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp sau để hỗ trợ điều trị:
Điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ
Các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được chế độ ăn khoa học cho trẻ. Trong đó, thực phẩm rau xanh, trái cây, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và phục hồi tổn thương ở gan nhanh hơn. Đồng thời, trẻ cũng cần tránh mỡ động vật, các loại bánh kẹo, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật,
Tăng cường luyện tập thể thao
Cách này giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Tập thể thao còn giúp hạn chế nguy cơ béo phì và cải thiện được tình trạng gan nhiễm mỡ.
Ăn ngủ đúng giờ
Trẻ đang trong thời kỳ phát triển cần được tạo lập một thói quen ăn uống đúng giờ. Nên tránh cho trẻ ăn bữa khuya vì chúng không tốt cho gan và hoạt động của hệ tiêu hóa.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Cha mẹ nên đưa trẻ đến đúng lịch để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh của trẻ để có những thay đổi phù hợp nhất trong phác đồ điều trị của trẻ.
Trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ khi nào cần đi gặp bác sĩ
Thông thường các trường hợp gan nhiễm mỡ rất khó phát hiện. Tuy nhiên, phụ huynh có thể chú ý đến một số bất thường nổi bật và cho trẻ đi khám kịp thời:
- Trẻ mệt mỏi, cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị phải. Nếu nặng hơn thì trẻ có thể bị vàng da, đau vùng bụng, ói mửa, buồn nôn và gan to nhẹ.
- Cân nặng của trẻ vượt quá 20% mức độ tiêu chuẩn. Lúc này trẻ đã bị thừa cân, béo phì và có nhiều khả năng sẽ bị gan nhiễm mỡ.
- Trẻ thường xuyên khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, sụt cân,,…
Phòng tránh gan nhiễm mỡ cho trẻ
- Tập cho trẻ thói quen tập thể dục phù hợp với thể chất thường xuyên. Thời gian tập luyện phù hợp mỗi lần nên từ 30 – 60 phút/ ngày.
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.
- Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, các loại nội tạng động vật, rượu bia.
- Nên bổ sung, tăng cường lượng rau, hoa quả tươi vào thực đơn hằng ngày.
- Kiểm soát và hạn chế lượng đường sử dụng hằng ngày.
- Giữ tinh thần thoải mái, lối sống lạc quan cho trẻ.
Trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Để phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý:
Thực phẩm nên ăn
- Ăn nhiều chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol: Trái cây tươi, các loại ngũ cốc, cháo bột yến mạch, các loại đậu rau cải; rau má, súp lơ, cà chua, bắp chuối, rau cần, họ hàng cam quýt bưởi, táo chín…
- Thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh giúp kiểm soát tốt nồng độ cholesterol bên trong cơ thể: dầu cá, dầu thực vật, các loại đậu và các loại hạt, bơ trái và quả ô liu.
- Thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa: bắp cải tí hon, bông cải xanh, bông atiso; chuối, táo, cam quýt bưởi, mâm xôi, hồ đào, việt quất; óc chó, dâu tây, chocolate đen, cherry, phúc bồn tử…
- Ăn nhiều cá thay cho thịt. Cá không chứa nhiều chất béo có hại như trong mỡ của động vật.
- Ưu tiên các loại các loại tinh bột có nhiều chất xơ và có GI (chỉ số đường) thấp như: Gạo lứt, ngô, khoai.
Thực phẩm nên kiêng
- Kiêng thực phẩm chứa chất béo, đặc biệt là mỡ động vật: thịt heo, thịt bò, thịt cừu, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng; các loại thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, thịt hộp…
- Kiêng thực phẩm nhiều tinh bột: cơm, bún, phở, bánh mì…
- Kiêng hực phẩm cay nóng: Các thức ăn quá cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hồ tiêu; cà phê, trà đặc…. Chúng sẽ làm suy giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo.
- Hạn chế rượu bia vì chất cồn trong bia rượu sẽ làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo