Site icon Medplus.vn

Phương pháp giáo dục Steiner cho trẻ

Phương pháp giáo dục Steiner cho trẻ

Phương pháp giáo dục Steiner cho trẻ

Bố mẹ ngày nay càng quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp giáo dục sớm với mong muốn nuôi dạy con tốt hơn. Bên cạnh các phương pháp phổ biến như Montessori, Glenn Doman, phương pháp giáo dục Steiner cũng đang được rất nhiều bố mẹ tìm hiểu. Vậy phương pháp giáo dục sớm này có những đặc trưng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Phương pháp giáo dục Steiner là gì?

Phương pháp Steiner hay còn được gọi là Waldorf là một trong những phương pháp giáo dục sớm phổ biến trên thế giới và đang dần phát triển tại Việt Nam. Phương pháp này được phát triển bởi Rudolf Steiner Joseph Lorenz, một nhà triết học, tư tưởng xã hội, kiến trúc sư người áo.

Triết lý của Steiner cho rằng trong những năm đầu đời, trẻ có thể học tập và tiếp thu kiến thức tốt nhất khi được ở trong môi trường mà trẻ có thể khám phá thông qua những hoạt động thực tiễn vô thức. Những hoạt động này tập trung vào trải nghiệm của chính bản thân trẻ, cho phép trẻ học thông qua ví dụ và các trò chơi tưởng tượng. Mục tiêu chung của giáo dục là tạo ra những em bé có cảm giác tốt đẹp với thế giới xung quanh.

Đặc trưng của phương pháp giáo dục sớm cho trẻ Steiner

Một môi trường giáo dục áp dụng phương pháp Steiner sẽ cần phải đảm bảo những tiêu chí sau:

Trẻ được chơi hoàn toàn

Theo Steiner, công việc chính của trẻ nhỏ trong 7 năm đầu đời là thích nghi và phát triển cơ thể, tìm hiểu thế giới xung quanh cũng như khai phá khả năng tiềm ẩn của bản thân. Chính vì thế, sức sống của trẻ con trong giai đoạn này chỉ nên dùng cho những công việc trên thay vì học tập.

Não bộ của trẻ trong giai đoạn này cần được bảo vệ tích cực để có thể phát triển hoàn chỉnh vì chỉ có như vậy, nó mới thực hiện chức năng của mình một cách tốt nhất. Chính vì thế, Steiner tập trung vào các hoạt động vui chơi, phát triển trí tưởng tượng, hòa mình vào tự nhiên thay vì tiếp thu tri thức học thuật. Việc học chữ hay các kiến thức khác sẽ phải trì hoãn đến khi trẻ 7 tuổi nên có khi trẻ lên đến lớp 3 mới biết đọc.

Bên cạnh đó, Steiner cũng kêu gọi người lớn tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các thiết bị số như tivi, điện thoại, iPad trong quá trình nuôi dạy trẻ trong 7 năm đầu vì không có lợi cho sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Có nhiều hoạt động lặp lại

Hoạt động ở các trường mầm non áp dụng Steiner thường bao gồm các hoạt động lặp đi lặp lại hằng ngày như chơi tự do, các môn nghệ thuật như: vẽ, làm mẫu, vui chơi ngoài chơi, các hoạt động thực hành như nấu nướng, dọn dẹp, làm vườn với nhiều hình thức đa dạng. Việc lặp đi lặp lại hằng ngày giúp trẻ có thể dự đoán được điều gì sắp xảy ra.

Một điểm đặc sắc của các trường áp dụng phương pháp giáo dục Steiner đó là nhấn mạnh các hoạt động ngoài trời. Mục đích chính của các hoạt động này đó là tăng trải nghiệm của trẻ với tự nhiên, thời tiết và mùa trong năm. Bên cạnh đó, các trường cũng hay tổ chức các lễ hội theo mùa, theo quý để trẻ có thêm nhiều ký ức thú vị.

Giáo viên là người hướng dẫn, làm gương

Trong lớp học của Steiner, trẻ nhỏ sẽ được học hỏi thông qua việc quan sát giáo viên làm. Với những trường lựa chọn phương pháp giáo dục này, trường học được coi là như là ngôi nhà của các em học sinh nên giáo viên cũng sẽ thực hiện các công việc như bố mẹ đó là: đọc truyện, khâu vá hay nấu nước. Bản thân trẻ cũng sẽ học được cách làm những hoạt động đó thông qua việc nhìn theo giáo viên. Người thầy, người cô trong Steiner chính tấm gương cho trẻ noi theo nên giáo viên phải luôn bình tĩnh, xử lý mọi việc thấu mọi việc trên thực tế và suy nghĩ một cách nhẹ nhàng.

Đồ chơi khuyến khích sáng tạo

Khác với phương pháp Montessori hay Glenn Doman với những học cụ được thiết kế sẵn để phát triển một số tư duy cụ thể của trẻ, các đồ chơi của Steiner thường khá đơn giản, tự nhiên với mục tiêu giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng.

Đồ chơi trong các trường mầm non ứng dụng Steiner thường không có hình thù cụ thể. Đôi khi, một khúc gỗ cũng có thể là đồ chơi và trẻ có toàn quyền tưởng tượng xem nó sẽ là gì. Chính sự đơn giản và linh hoạt này lại giúp trẻ phát huy được toàn bộ khả năng sáng tạo của mình.

Chất liệu của trường mẫu giáo Steiner thường là những nguyên vật liệu tự nhiên, không có đồ chơi nhân tạo như nhựa. Theo Waldorf, vật liệu tự nhiên có thể nuôi dưỡng các giác quan và sự sống đang phát triển của trẻ. Những món đồ bằng nhựa, nylon hay bất cứ chất liệu tổng hợp nào đều là khoáng vật, tuy có hình thù nhưng không có sức sống, hơi ấm với trẻ.

Chân thật và nhẹ nhàng

Theo Steiner, trẻ sẽ trải qua trạng thái mơ màng trong khoảng 7 năm đầu, nhưng mạnh nhất là khoảng trước 3 tuổi. Trạng thái mơ màng là trạng thái trẻ chưa có ý thức về bản thân, về cái tôi, về suy nghĩ của riêng mình, cũng như chưa có ý thức rõ rệt về thế giới xung quanh; lúc này trẻ thấy mình với mọi người và thế giới xung quanh là một.

Quan điểm của Steiner cho rằng trẻ nhỏ sẽ trải qua trạng thái mơ màng trong khoảng 7 năm đầu nhưng mạnh mẽ nhất là trước 3 tuổi. Khi ở trạng thái này, trẻ chưa có ý thức về bản thân, cái tôi, suy nghĩ của riêng mình cũng như chưa có ý thức rõ rệt về thế giới xung quanh. Trẻ cho rằng mình với mọi người và thế giới xung quanh là một.

Chính vì những lý do trên, Steiner kêu gọi hãy bảo vệ trạng thái mơ màng này của trẻ càng lâu càng tốt cho đến khi nó mất đi một cách tự nhiên. Môi trường của Steiner vì thế là một môi trường êm dịu từ âm thanh, màu sắc cho đến cách mọi người di chuyển, làm việc, nói chuyện, đối xử với trẻ, đối xử với nhau. Các màu sắc trong trường cũng khác mơ màng, tự nhiên, êm dịu và chân thật. Trong trường mầm non sử dụng Steiner sẽ không có tivi, máy tính hay những bài hát thu sẵn được phát ra. Mọi âm thanh trong trường đều do giáo viên và trẻ cùng nhau tạo nên từ việc cùng nhau ca hát, kể chuyện. Nhờ vậy, trẻ sẽ có một môi trường êm đềm, thân quen và yên ổn.

Có nên áp dụng phương pháp Steiner cho trẻ mầm non?

Nếu bố mẹ có ý định cho trẻ theo học ở các trường mầm non áp dụng phương pháp Steiner thì nên cân nhắc một số điểm sau:

Phương pháp giáo dục sớm nào cũng có ưu và nhược điểm riêng nên tùy vào đặc điểm và điều kiện của trẻ mà bố mẹ có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Dù lựa chọn phương pháp giáo dục Steiner hay bất kì phương pháp nào khác, mong rằng bố mẹ hãy luôn ở bên và đồng hành với quá trình lớn lên của trẻ.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version