Site icon Medplus.vn

Phương pháp giục sinh có an toàn hay không?

knvc 9 1 1 - Medplus

Phương pháp giục sinh có an toàn hay không?

Giục sinh là phương pháp nhân tạo. Cách này sẽ khiến các cơn co tử cung co thắt và giãn ra nhằm đẩy nhanh quá trình sinh con. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giục sinh có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, mẹ hãy chắc chắn tìm hiểu đầy đủ thông tin cũng như tư vấn từ bác sĩ chuyên môn trước khi đưa ra quyết định nhé.

Phương pháp giục sinh có an toàn hay không?

Theo một thống kê gần đây cho thấy tỉ lệ mẹ bầu phải dùng đến biện pháp tiêm thuốc giục sinh ngày càng tăng lên do mẹ bầu không thể tự sinh nở bình thường hoặc do thai quá ngày dự sinh.

Phương pháp tiêm thuốc giục sinh là gì?

Phương pháp tiêm thuốc giục sinh còn gọi là kích đẻ là cách kết thúc thai kỳ của mẹ thông qua đường âm đạo. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc giục sinh cho mẹ. Cách này sẽ làm mềm, kích thích tử cung của mẹ mở ra để “mở đường” cho em bé ra ngoài.

Phương pháp giục sinh là cách kết thúc thai kỳ của mẹ thông qua đường âm đạo.

Sau khi được tiêm thuốc giục sinh, mẹ bầu sẽ cảm nhận được một số dấu hiệu sau đây:

Khi nào thì tiêm thuốc giục sinh?

Phương pháp tiêm thuốc giục sinh này hoàn toàn không phải là phương pháp bắt buộc. Chỉ trong những trường hợp “bất đắc dĩ” khiến mẹ khó sinh thì mới phải tiêm để không cần phải sinh mổ. Cụ thể là trong một số trường hợp như:

Những trường hợp sử dụng phương pháp giục sinh

Hiện nay, có nhiều phương pháp giục sinh khác nhau. Dựa vào tùy vào tình trạng tử cung của mẹ mà sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Thông thường sẽ có 3 trường hợp sau:

Trường hợp mẹ bầu không có dấu hiệu chuyển dạ (thai quá tháng)

Đây là trường hợp cổ tử cung của mẹ không mở ra và cũng không giãn ra. Lúc này bác sĩ sẽ tiêm thuốc có chứa chất Prostaglandins vào trong âm đạo của mẹ. Thuốc này có tác dụng làm mềm tử cung và kích thích tử cung co thắt.

Sau đó, nếu Prostaglandins không đủ để giúp kích sinh. Bác sĩ sẽ tiêm tiếp Pitocin (hay còn gọi là Oxytocin). Thuốc này sẽ được tiêm qua đường tĩnh mạch để tăng cường sự co bóp tử cung.

Mẹ bầu không có dấu hiệu chuyển dạ (thai quá tháng)

Trường hợp quá trình chuyển dạ kéo dài

Đây là trường hợp mẹ chuyển dạ chậm do cổ tử cung khó mở. Lúc này, bác sĩ sẽ tiêm ngay cho mẹ thuốc Oxytocin. Có thể theo dạng tiêm hoặc dạng nước nhỏ giọt để giúp kích vỡ ối, tử cung mở nhanh hơn, giúp quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn.

Trường hợp nước ối không vỡ

Trường hợp này thì bác sĩ sẽ tiêm cho mẹ syntocinon thông qua đường tĩnh mạch. Sau đó dùng đến phương pháp chọc cho vỡ ối bằng một dụng cụ gần giống với một cây móc. Nó sẽ được đưa vào trong tử cung. Sau đó làm rách một lỗ nhỏ của màng ối để nước ối tự chảy ra.

Phương pháp này không gây đau đớn cho mẹ bầu và thường được chỉ định thực hiện trước khi cơn gò tử cung xuất hiện.

Lưu ý: Trường hợp nếu giục sinh thất bại thì bắt buộc mẹ bầu phải chấp nhận chọn phương pháp sinh mổ. Tiêm thuốc giục sinh có gây ảnh hưởng gì không?

Xem bài viết liên quan: Tiết lộ thông tin về phương pháp giục sinh sớm

Sự Thật Về Gây Tê Màng Cứng Khi Chuyển Dạ

Tìm hiểu những lý do rạn da sau sinh và cách ngăn ngừa

Chuyện gì xảy ra khi dây rốn quấn quanh cổ thai nhi?

Tìm hiểu những lý do rạn da sau sinh và cách ngăn ngừa

Nguồn: Tổng Hợp

Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version