Site icon Medplus.vn

Phương pháp HighScope dạy trẻ tự lập

Phương pháp HighScope dạy trẻ tự lập

Phương pháp HighScope dạy trẻ tự lập

Phương pháp HighScope là một trong những phương pháp giáo dục trẻ nhỏ phổ biến nhất với mục đích dạy trẻ tự lập ngay từ khi còn nhỏ, giúp trẻ chủ động và tích cực trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Phương pháp HighScope là gì?

Qua các nghiên cứu chuyên sâu, phương pháp HighScope đã ra đời với quan điểm: khi được chủ động tham gia vào quá trình học tập, khả năng tiếp thu của trẻ sẽ được phát huy tối đa. Trẻ sẽ khám phá thế giới và cuộc sống xung quanh mình dựa trên những trải nghiệm của con với mọi người, sự vật, sự việc, hiện tượng và những ý tưởng của trẻ.

Môi trường học tập giúp tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội để tìm tòi và khám phá theo sở thích cá nhân, được chủ động lựa chọn và thực hiện kế hoạch của chính bản thân mình. Chương trình giáo dục HighScope là phương pháp giáo dục toàn diện, hướng tới sự phát triển về mọi lịch vực ở trẻ nhỏ.

Nếu theo phương pháp HighScope, một lớp học cần đảm bảo 3 yếu tố quan trọng, đó là:

Sự tương tác giữa giáo viên và trẻ chính là quá trình giáo viên dạy và giao tiếp với trẻ mỗi ngày thông qua hành động và lời nói nhằm mục đích khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào quá trình học tập.

Giáo viên không chỉ hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến khích trẻ học tập và tạo cơ hội cho trẻ phát triển, mà còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động cùng trẻ. Trong các hoạt động này, giáo viên và trẻ cùng nhau chia sẻ các vai trò như người lãnh đạo, thành viên, người nói, người nghe.

Giáo viên sẽ tương tác với trẻ thông qua việc chia sẻ quyền quyết định với trẻ, tập trung chú ý tới những điểm mạnh của con. Việc này giúp gắn kết mối quan hệ giữa thầy và trò, từ đó giáo viên có thể hỗ trợ trẻ thực hiện những ý tưởng của mình và gợi mở cho con cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Trong phương pháp giáo dục HighScope, giáo viên luôn tôn trọng trẻ và những quyết định trẻ đưa ra, từ đó khuyến khích sự phát triển tính sáng tạo và độc lập, chủ động của trẻ. Trong quá trình học, giáo viên cung cấp cho trẻ các loại học cụ (như đồ chơi, nguyên vật liệu, đồ dùng cần thiết…) và chia sẻ những kinh nghiệm cần thiết để trẻ học hỏi.

Phương pháp HighScope dạy trẻ tự lập

Cách áp dụng phương pháp HighScope

Một lớp học được áp dụng phương pháp HighScope được chia làm các góc học tập theo nhiều chủ đề khác nhau kèm theo các học cụ phong phú. Những chủ đề này có thể liên quan đến gia đình, nghệ thuật, xây dựng, hóa trang, đọc viết, ghép hình… Những đồ dùng hay đồ chơi liên quan sẽ được sắp xếp ở những vị trí thích hợp với trẻ để con có thể dễ dàng tự lấy và cất đồ. Cách bài trí của lớp học giúp trẻ cảm nhận được phần nào về cách sắp xếp của thế giới xung quanh mình. Trẻ sẽ hình dung và tưởng tượng về những hoạt động của thế giới xung quanh, từ đó phát triển khả năng sáng tạo.

Phương pháp giáo dục HighScope nhấn mạnh vào việc sắp xếp các hoạt động hằng ngày của bé theo một trình tự nhất định. Điều này giúp cân bằng cách hoạt động, trải nghiệm và cơ hội vui chơi, học tập của trẻ.

Trong một ngày, trẻ sẽ có những khoảng thời gian làm việc theo nhóm nhỏ, nhóm lớn, các hoạt động phát triển thể chất, kỹ năng… Điều quan trọng là trẻ có thể tự lựa chọn các hoạt động hằng ngày và lên kế hoạch thực hiện những điều đó theo những ý tưởng của bản thân, đồng thời chia sẻ những cảm nhận và suy nghĩ của mình về các hoạt động đó với người khác.

Hoạt động tự chọn theo nhóm nhỏ

Trong khoảng thời gian hoạt động và làm việc theo nhóm nhỏ, trẻ được giáo viên giới thiệu những học cụ mới, các ý tưởng và hoạt động cho nhóm. Sau đó, trẻ cùng các bạn sẽ tiếp tục “công cuộc” khám phá trong thời gian thực hiện các hoạt động.

Lúc này, trẻ có cơ hội được lên kế hoạch để có thể tạo ra một sản phẩm gì đó. Trẻ được tự chọn bạn bè để vào nhóm, chọn vị trí ngồi và các nguyên liệu cần sử dụng. Trong quá trình học, trẻ sẽ chia sẻ với giáo viên và bạn bè về những điều mình vừa học được hay làm được. Cuối cùng, trẻ sẽ thu dọn các đồ dùng và lưu giữ những sản phẩm mình vừa hoàn thành.

Các trải nghiệm trong những hoạt động thực hiện theo nhóm nhỏ có thể đem lại cho trẻ rất nhiều lợi ích: giúp con nhận ra sở thích của bản thân và trở nên trưởng thành hơn, học hỏi được các kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng (như trình bày ý tưởng, giải quyết các vấn đề phát sinh) và học được cách lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác.

Hoạt động theo nhóm lớn

Khi tham gia vào các hoạt động theo nhóm lớn, trẻ sẽ có cảm giác cộng đồng. Ở những hoạt động này, giáo viên và trẻ sẽ cùng nhau di chuyển và tham gia vào các hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như Văn học, Nghệ thuật, Âm nhạc, Môi trường, Toán học… Hơn nữa, trẻ cũng sẽ có cơ hội chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân qua các hoạt động tập thể đó.

Khoảng thời gian vui chơi

Hằng ngày, trẻ có khoảng 30 phút để chơi ngoài trời và tham gia vào các hoạt động sôi nổi, vui vẻ ngoài sân chơi cũng như hòa mình với thiên nhiên. Trẻ sẽ được tự do vui chơi, chạy nhảy, lăn, trèo và thỏa sức hò hét cùng các bạn. Đây cũng là lúc để trẻ khám phá thiên nhiên cây cỏ và những sinh vật mình nhìn thấy ngoài sân chơi.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version