Site icon Medplus.vn

Phương pháp sơ cứu khi trẻ uống nhầm hóa chất

Phương pháp sơ cứu khi trẻ uống nhầm hóa chất

Phương pháp sơ cứu khi trẻ uống nhầm hóa chất

Trong những năm gần đây, số lượng nhập viện cấp cứu do trẻ uống nhầm hóa chất độc hại có xu hướng gia tăng. Trẻ có thể bị ngộ độc từ mức độ nhẹ đến rất nặng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Để có thể tăng khả năng cứu sống trẻ thì việc biết cách sơ cứu khi trẻ uống nhầm hóa chất là vô cùng quan trọng. Bố mẹ hãy theo dõi bài viết này để có thể nắm rõ dấu hiệu trẻ bị ngộ độc do hóa chất và cách sơ cứu nhé!

Nhận biết trẻ uống nhầm hóa chất

Bố mẹ có thể nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ bị ngộ độc bởi các loại hóa chất thông qua những triệu chứng sau đây:

Triệu chứng ngộ độc tiêu hóa

Triệu chứng về khả năng hô hấp

Các triệu chứng về khả năng tuần hoàn

Dấu hiệu bất ổn về thần kinh

Ngoài ra, có trường hợp trẻ bị bỏng tại các bộ phận tiếp xúc với hóa chất, thế nên bố mẹ cần chú ý và nắm bắt nhanh chóng các biểu hiện của trẻ khi bị ngộ độc để có thể kịp thời cứu chữa cho trẻ.

Phương pháp sơ cứu khi trẻ uống nhầm hóa chất

Sau khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc. Bố mẹ hãy nhanh chóng gọi cấp cứu và cẩn thận thực hiện các bước sơ cứu sau đây trong lúc chờ hỗ trợ từ lực lượng y tế để có thể đảm bảo an toàn cho trẻ:

Bước 1: Cho trẻ uống thật nhiều nước.

Nước có thể làm loãng dần nồng độ hóa chất trong cơ thể trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần tìm hiểu xem trẻ đã uống nhầm loại hóa chất nào, khi có đủ thông tin cung cấp cho bác sĩ thì bác sĩ cũng dễ dàng đưa ra phương án xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Khi cho trẻ uống nước, bố mẹ nên cho trẻ uống từ từ chứ không nên cho trẻ uống nước quá nhanh dẫn đến bị sặc lên mũi hoặc vào phổi, điều đó khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn.

Bước 2: Tìm cách giúp trẻ nôn ói để đẩy ngược hóa chất ra ngoài

Nếu trẻ còn tỉnh táo, không hôn mê và không ngộ độc các loại hóa chất như axit, xăng hay các kim loại nặng nguy hiểm chì, thủy ngân thì bố mẹ nên tìm cách giúp trẻ nôn ói hóa chất ra ngoài. Cho trẻ uống 200-300ml dung dịch nước muối NaCl 0.9%, sau đó dùng tay sạch đè lưỡi để kích thích cho trẻ buồn nôn.

Tuyệt đối không được gây nôn cho trẻ ngộ độc xăng hoặc axit vì cơn trào ngược này có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm, tổn thương nhiều bộ phận hơn. Đồng thời bố mẹ cũng không được tự ý sử dụng than hoạt tính để giải độc cho trẻ. Đối với ngộ độc xăng hoặc axit bố mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước và nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu.

Bước 3: Trấn an trẻ và nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu

Đặc biệt, trong trường hợp trẻ bị ngộ độc kim loại nặng, cần khẩn cấp đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Phương pháp sơ cứu khi trẻ uống nhầm hóa chất

Phòng tránh ngộ độc hóa chất ở trẻ nhỏ

Để có thể hạn chế được nguy cơ trẻ sơ ý uống nhầm các loại hóa chất nguy hiểm, bố mẹ nên áp dụng các cách sau để có thể phòng tránh triệt để:

Hy vọng rằng bài viết trên đã mang tới những thông tin hữu ích về cách sơ cứu khi trẻ uống nhầm hóa chất và mong rằng bố mẹ sẽ luôn đề cao cảnh giác với các loại hóa chất xung quanh con trẻ, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển an toàn của các con.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version