Site icon Medplus.vn

POLYP TÚI MẬT: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Cùng Medplus tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh polyp túi mật là như thế nào bạn đọc nhé!

1. Poplyp túi mật là gì?

Polyp túi mật còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến túi mật, là một dạng tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Polyp túi mật xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc theo giới tính, chủng tộc. Đặc biệt, các hình ảnh này nhìn thấy thường qua sàng lọc khám sức khỏe định kỳ hàng năm, có tầm soát siêu âm bụng tổng quát.

Các hình thái tổ chức u nhú có bản chất khác nhau nên có thể là lành tính hoặc không lành tính (ung thư). 92% các trường hợp polyp đều lành tính, gồm có hai loại: u tuyến như adenoma, leiomyoma (u cơ), lipome (u mỡ)… hay u giả như cholesterol polyp (u cholesterol), adenomyomatosis (u cơ tuyến), viêm giả u… Phần còn lại 8% là polyp túi mật ác tính, gồm có adenocarcinoma (ung thư tuyến), mealanoma (u sắc tố), di căn ung thư…

Số lượng và kích thước của polyp túi mật cũng khá phong phú nhưng đa số là có một polyp trong túi mật với kích thước nhỏ hơn 10 mm. Một số trường hợp cùng lúc có nhiều polyp trong túi mật hoặc kích thước có thể lên đến 20 – 40 mm.

2. Nguyên nhân Polyp túi mật là gì?

Có rất nhiều các yếu tố được cho là có liên quan việc hình thành polyp túi mật như: chức năng gan mật kém, nồng độ đường máu, mỡ máu cao, béo phì, thói quen ăn uống không điều độ, nhiễm virut viêm gan… Nhưng trên thực tế chưa có nghiên cứu nào khẳng định được chính xác nguyên nhân hình thành polyp túi mật.

Thực phẩm có liên quan tới sự hình thành polyp túi mật. Polyp túi mật là bệnh đa phần lành tính, nhưng ngày càng có xu hướng gia tăng do thói quen sinh hoạt và ăn uống không phù hợp.

Có nhiều yếu tố thuận lợi đối với việc hình thành polyp túi mật như chức năng gan mật kém, nồng độ đường máu, nồng độ mỡ máu cao, béo phì, nhiễm virus viêm gan, thói quen ăn uống nhiều mỡ, chất béo, làm tăng thêm lượng cholesterol trong cơ thể. Đối với người bị polyp túi mật thì chế độ ăn uống phải thanh đạm gần giống với người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tức là phải giảm cholesterol xấu trong máu.

Bạn có thể giảm cholesterol bằng các loại thực phẩm lành mạnh gồm: Yến mạch, các loại hạt, đậu, thay chất béo từ động vật bằng thực vật, tăng lượng cá ăn hàng ngày…. Đặc biệt, không nên uống rượu, cà phê mà thay vào đó là uống trà xanh bởi trà xanh chứa catechins, là những hợp chất chống oxy hóa giúp giảm cholesterol xấu một cách khá tốt.

3. Triệu chứng Polyp túi mật

Polyp túi mật sẽ gây rối loạn bài tiết, bài xuất dịch mất tại lòng túi mật, có sỏi túi mật hoặc viêm túi mật kèm theo.

Người bệnh sẽ đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị, đau sau khi ăn, cảm giác đầy bụng, khó tiêu và nôn, buồn nôn.

4. Điều trị Polyp túi mật

Có nên phẫu thuật cắt polyp hay không phụ thuộc vào kích thước polyp, với những polyp kích thước lớn hơn 10mm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật để ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Ngoài ra, nếu nghi ngờ polyp chuyển biến thành ung thư trong thời gian theo dõi cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật ngay:

Đối với những polyp nhỏ hơn 10 mm, chỉ cần siêu âm định kỳ 6 tháng/lần trong thời gian từ 1,5 năm – 2 năm, nếu polyp không thay đổi hoặc biến mất sau thời gian theo dõi thì sẽ được xác định là lành tính và không cần can thiệp.

Thực phẩm nên ăn

Thực phẩm nên tránh

Tìm hiểu từ nguồn : Verywell Health

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Polyp túi mật là như thế nào , hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ cho bạn được nhiều trong đời sống và hạnh phúc gia đình

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến sức khỏe:

Exit mobile version