Site icon Medplus.vn

PSA là gì? Khi nào cần làm xét nghiệm PSA?

Xét nghiệm PSA là phương pháp giúp phát hiện ung thư tiền liệt tuyến ngay từ những giai đoạn đầu. Chỉ số PSA được đánh giá là bước đột phá trong việc phát hiện và điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Vậy chỉ số PSA là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm PSA trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến như thế nào? Sau đây, Medplus sẽ cung cấp cho bạn đọc cách phòng tránh về căn bệnh nguy hiểm này!

Xét nghiệm PSA là phương pháp giúp phát hiện ung thư tiền liệt tuyến ngay từ những giai đoạn đầu

1. Xét nghiệm PSA là gì?

PSA là viết tắt của Prostate-specific Antigen, là một loại kháng nguyên đặc hiệu được mã hóa bởi gen KLK3 và được sản sinh ra bởi các mô tuyến tiền liệt ung thư ác tính hoặc lành tính. Khối lượng phân tử của PSA thường rơi vào khoảng từ 30.000 – 34.000 dalton.

Phần lớn PSA trong máu đều gắn với các protein huyết tương. Chỉ có khoảng 30% PSA tự do không gắn với các protein. Các PSA tự do này không có khả năng phân hủy protein. Đây chính là lý do chỉ số PSA được coi là dấu ấn của ung thư tiền liệt tuyến.

Tỷ lệ chỉ số PSA tự do/PSA toàn phần được dùng để chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến nếu nồng độ PSA tự do nằm trong khoảng 4 – 10 ng/ml. Nếu tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn phần dưới 15%, nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến là rất cao.

Ung thư tiền liệt tuyến và xét nghiệm PSA

2. Nên làm xét nghiệm PSA khi nào?

Không phải ai cũng được tiến hành làm xét nghiệm này, chỉ trong một số trường hợp đặc biệt bác sĩ mới chỉ định bệnh nhân làm loại xét nghiệm này.

Cụ thể như:

– Nam giới trên 50 tuổi có nhu cầu sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến định kỳ nhằm phát hiện bệnh kịp thời.

– Nam giới trên 40 tuổi mà gia đình có người có tiền sử mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

– Những người đang trong quá trình điều trị ung thư tiền liệt tuyến cần làm xét nghiệm PSA để theo dõi hiệu quả điều trị cũng như giảm nguy cơ tái phát bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà xét nghiệm nên được tiến hành từ 6 – 36 tháng sau khi điều trị ung thư tiền liệt tuyến.

3. Quy trình tiến hành xét nghiệm PSA

Mẫu bệnh phẩm được sử dụng trong xét nghiệm là máu tĩnh mạch. Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân, sau đó mang đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích kết quả chỉ số PSA. Nồng độ PSA trong máu được tính theo nanogram trên mililit máu (ng/mL).

Xét nghiệm PSA sử dụng máu từ tĩnh mạch của bệnh nhân

PSA sử dụng máu từ tĩnh mạch của bệnh nhân

Ở người khỏe mạnh bình thường, chỉ số PSA toàn phần thường rất thấp (< 4ng/mL). Để có thể đánh giá được kết quả xét nghiệm chính xác nhất, có một số yếu tố khác cần được xem xét đến trong quá trình phân tích chỉ số PSA như:

– Tuổi bệnh nhân

– Kích thước tuyến tiền liệt

– Mức độ thay đổi nhanh của PSA

– Một số loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng

Trong trường hợp nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định làm sinh thiết tuyến tiền liệt hoặc kết hợp kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE) để có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác và cụ thể nhất về những bất thường ở tuyến tiền liệt như cục cứng hoặc khối u.

4. Ý nghĩa của xét nghiệm PSA

Như đã nói, đây là phương pháp có thể giúp phát hiện ung thư tiền liệt tuyến với độ nhạy khoảng 21% và độ đặc hiệu khoảng 91%. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán.

Cụ thể như:

– Nam giới có nguy cơ cao mắc ung thư tiền liệt tuyến nếu chỉ số PSA trong máu tăng cao, thường là lớn 4ng/ml.

– Những người mắc ung thư tiền liệt tuyến có tốc độ tăng PSA toàn phần cao hơn so với thông thường (tốc độ PSA toàn phần cao hơn 0,75ng/ml/năm).

– Trường hợp tốc độ tăng PSA của người bệnh < 0,75ng/ml/năm thì người đó có thể mắc bệnh tuyến tiền liệt lành tính nên không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nồng độ PSA trong máu cao không phải lúc nào cũng có nghĩa là người đó mắc ung thư tiền liệt tuyến. Một số bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng chỉ số PSA tăng cao. Như là phì đại tuyến tiền liệt lành tính, viêm tuyến tiền liệt, đặt sonde niệu đạo,…

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version