Site icon Medplus.vn

PTSD LÀ GÌ? LIỆU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cùng với Medplus giải nghĩ PTSD là gì bạn nhé ? Và liệu nó có nguy hiểm không ? Nguy hiểm như thế nào ?

PTSD Là gì

1.PTSD là gì ?

Hậu chấn tâm lý hay rối loạn căng thẳng sau sang chấn/chấn thương (tiếng Anh: Post traumatic Stress Disorder– PTSD) là một rối loạn tâm thần có thể phát triển sau khi một người trai qua một sự kiện đau buồn, chẳng hạn như tấn công tình dục, chiến tranh, va chạm giao thông, lạm dụng trẻ em hoặc các mối đe dọa khác đối trong cuộc sống

2. Nguyên nhân bị PTSD là gì?

PTSD Là gì

PTSD được tạo nên vì người bệnh trải qua những cú sốc về tâm lý hoặc về thể chất chẳng hạn như hiếp dâm hoặc lạm dụng trẻ em,…

Mỗi người có cách phản ứng với các sự kiện sang chấn khác nhau. Khả năng đáp ứng với nỗi sợ hãi, căng thẳng và đối mặt với sự đe dọa gây ra bởi một sự kiện hoặc tình huống chấn thương là khác nhau. Vì vậy, không phải ai trải qua hoặc chứng kiến ​​sang chấn sẽ phát triển PTSD.

Hơn nữa, những sự trợ giúp và hỗ trợ nhận được từ bạn bè, thành viên gia đình và các chuyên gia sau sang chấn có thể làm giảm nhẹ sự phát triển của PTSD hoặc mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

3. Triệu chứng của PTSD là gì PTSD Là gì

PTSD Là gì

Vậy các triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn là gì ?!

Sự tái trải nghiệm

Sự tái tari nghiệm của PTSD là gì?

Cơn hồi tưởng về quá khứ là một trong những biểu hiện của bệnh. Khi người mắc bệnh sẽ rối loạn sau sang chấn sẽ bị ảo giác, ác mộng và hồi tưởng về những sự kiện làm sang chấn, đi kèm với đó là cảm giác đau khổ tột cùng khi bắt gặp những hình ảnh hay món đồ có liên quan sự kiện đó.

Tránh nhắc nhớ

Người bị PTSD này thường có xu hướng tách biệt khỏi gia đình hoặc các mối quan hệ trong xã hội do lo sợ phải đi đến những địa điểm nhắc nhớ về sự kiện sang chấn, có khi là trong lời nói và mọi tình huống hằng ngày trong đời sống. Người bệnh gần như không còn cảm thấy hứng thú với bất kỳ buổi hẹn nào.

Suy nghĩ trở nên tiêu cực

Người bệnh sẽ có những hành động như đổ lỗi, xa lánh những người xung quanh. Đối với trẻ nhỏ, bệnh PTSD còn gây nguy cơ chậm phát triển những kỹ năng cơ bản như vệ sinh cá nhân, hay ngôn ngữ và hành động.

Bồn chồn lo lắng và cảnh giác hơn

Khi phải mặt với tình huống nào đó trong cuộc sống, người bị PTSD thường nhạy cảm và có những suy nghĩ tiêu cực. Như thể hiện cảm xúc quá mức, cáu gắt, không tập trung, không có được giấc ngủ ngon.

Những biểu hiện khác

Bệnh nhân lúc này cũng xuất hiện những biểu hiện khác của cơ thể như tăng huyết áp, thở nhanh, buồn nôn và tiêu chảy.

4. Chữa trị PTSD được không?

PTSD Là gì

Mục tiêu của điều trị PTSD là giảm các triệu chứng cảm xúc và thể chất, cải thiện chức năng hàng ngày và giúp người bệnh đối phó tốt hơn với sự kiện gây ra rối loạn. Điều trị PTSD có thể bao gồm liệu pháp tâm lý, thuốc hoặc cả hai.

Thuốc

Các bác sĩ sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm để điều trị PTSD – và để kiểm soát cảm giác lo lắng và các triệu chứng liên quan của PTSD – bao gồm:

  • Các chất ức chế chọn lọc thụ thể serotonin (SSRIs) như citalopram (Celexa), fluvoxamine (Luvox), fluoxetine (Prooxox) Paxil) và sertraline (Zoloft)
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline (Elavil) và isocarboxazid (Doxepin).
  • Các thuốc giúp ổn định cảm xúc như divalproex (Depakote) và lamotrigine (Lamictal)
  • Thuốc chống loạn thần không điển hình như aripiprazole (Abilify) và quetiapine (Seroquel) đôi khi cũng được chỉ định.

Một số loại thuốc huyết áp đôi khi cũng được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng cụ thể.Ví dụ:

  • Prazosin có thể được sử dụng cho những cơn ác mộng
  • Conidine (Catapres) cho giấc ngủ tốt hơn
  • Propranolol (Inderal) có thể được sử dụng để giúp giảm thiểu sự hình thành ký ức đau thương.
  • Các chuyên gia không khuyến cáo sử dụng thuốc an thần như lorazepam (Ativan) hoặc clonazepam (Klonopin) nhằm điều trị PTSD. Vì các nghiên cứu không cho thấy các nhóm thuốc này có tác dụng điều trị và có nguy cơ bị lệ thuộc thuốc hoặc nghiện thuốc.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu cho PTSD liên quan đến việc giúp người bệnh học các kỹ năng để đối mặt các triệu chứng và rèn luyện các cách đối phó với các triệu chứng tâm lý.

Trị liệu tâm lý cũng nhằm mục đích hướng dẫn cho bệnh nhân và gia đình về những rối loạn tâm lý, và giúp người đó vượt qua nỗi sợ hãi liên quan đến sự kiện đau thương. Một số các phương pháp trị liệu tâm lý được sử dụng để điều trị cho những người bị PTSD, bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy), bao gồm việc học cách nhận biết và thay đổi các cách suy nghĩ tránh hướng đến những cảm xúc và hành vi tiêu cực.
  • Liệu pháp tiếp xúc kéo dài (Prolonged exposure therapy), một loại trị liệu hành vi liên quan đến việc bệnh nhân sống lại các trải nghiệm đau thương, hoặc khiến người đó tiếp xúc với đồ vật hoặc tình huống gây lo lắng. Điều này được thực hiện trong một môi trường được kiểm soát tốt và an toàn. Liệu pháp tiếp xúc kéo dài giúp người bệnh đối mặt với nỗi sợ hãi và dần trở nên thoải mái hơn với các tình huống đáng sợ và gây lo lắng. Liệu pháp này đã rất thành công trong điều trị PTSD.
  • Liệu pháp tâm động học (Psychodynamic therapy) là liệu pháp tập trung vào việc giúp người bệnh nhận ra các giá trị của bản nhân và các xung đột cảm xúc bên trong do sự kiện sang chấn gây ra.
  • Liệu pháp gia đình (family therapy) có thể hữu ích vì hành vi của người bị PTSD có thể ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình.
  • Liệu pháp nhóm (group therapy) có thể hữu ích bằng cách cho phép người đó chia sẻ suy nghĩ, nỗi sợ hãi và cảm xúc với những người khác đã trải qua các sự kiện đau thương.
  • Giải mẫn cảm nhãn cầu và tái nhận thức (Eye movement desensitization and reprocessing – EMDR) là một hình thức tâm lý trị liệu phức tạp ban đầu được thiết kế để làm giảm bớt đau khổ liên quan đến ký ức sang chấn và hiện cũng được sử dụng để điều trị các rối loạn ám ảnh.

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về PTSD là gì , hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ được nhiều cho bạn trong cuộc sống

Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến với bạn đọc:

Tìm hiểu từ nguồn: wikipedia

Exit mobile version