Những ứng dụng của lưu trữ tế bào gốc cuống rốn đã được chứng minh. Tế bào gốc được sử dụng điều trị thành công với hơn 80 bệnh lý, kể cả bệnh nan y. Hiện tại tế bào gốc đang được nghiên cứu chữa trị HIV/AIDS và ung thư với kỳ vọng sẽ mang lại kết quả tốt. Để có những thành công trên, đòi hỏi quá trình nghiên cứu, lấy mẫu và quy trình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn phải đạt chuẩn. Hôm nay, hãy cùng Medplus khám phá xem quy trình lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn diễn ra như thế nào nhé.
1. Tìm hiểu về tế bào gốc và tế bào gốc cuống rốn?


1.1. Tế bào gốc là gì?
Theo Wikipedia, tế bào gốc là các tế bào sinh học có khả năng biệt hoá thành các tế bào khác, từ đó phân bào để tạo ra nhiều tế bào gốc hơn. Chúng được tìm thấy trong các sinh vật đa bào. Để dễ hiểu hơn bạn có nghĩ đơn giản: Mỗi tế bào trong cơ thể đều có mục đích cụ thể, nhưng tế bào gốc là các tế bào chưa có vai trò cụ thể và có thể trở thành hầu như bất kỳ tế bào nào được yêu cầu khi cơ thể cần.
Xem thêm: Tế bào gốc: Chúng là gì? Chúng làm gì? ĐẶC BIỆT ẤN TƯỢNG
[elementor-template id="263870"]
1.2. Tế bào gốc cuống rốn là gì?
Cuống rốn và bánh nhau là bộ phận giúp cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai nhi trong tử cung người mẹ. Máu cuống rốn hay máu bánh nhau là máu chảy trong tuần hoàn của thai nhi. Máu cuống rốn có chức năng cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ.
Ngay sau khi sinh bé, các bác sĩ sẽ sử dụng đầu kim của túi thu thập nối vào tĩnh mạch rốn và thu thập máu cuống rốn dựa vào áp lực dòng chảy. Trong túi thu thập đã có chứa sẵn chất chống đông để ngăn hình thành cục máu đông. Sau đó, máu cuống rốn sẽ được đưa đến ngân hàng lưu trữ tế bào gốc. Các chuyên viên ở đây sẽ tiến hành phân tích, tách lọc và sau cùng là lưu trữ.
Lấy máu cuống rốn khá đơn giản và dễ thực hiện. Đặc biệt không gây bất kỳ tổn thương hay đau nhức nào cho cả mẹ và bé, có thể áp dụng cả sinh thường và sinh mổ.
2. Quy trình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn


2.1. Kiểm tra sức khỏe và làm xét nghiệm
Bước đầu tiên của quy trình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là khám sức khỏe trước. Trước khi sinh, mẹ bầu cần đến các cơ sở dịch vụ lưu trữ tế bào gốc để xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe trước. Việc làm này giúp mẹ biết tình trạng sức khỏe của mình như thế nào, đảm bảo bản thân không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh miễn dịch hay nhiễm trùng, huyết áp, ung thư…
2.2. Lấy mẫu và xử lý tại bệnh viện
Ngày chuyển dạ, ngay sau khi sinh, cuống rốn và bánh rau được cắt rời khỏi em bé. Các bác sĩ sản khoa sẽ sử dụng kim nối vào tĩnh mạch rốn được nối với túi thu thập, trong túi có chứa sẵn chất chống đông để ngăn hình thành cục máu đông. Thu thập máu cuống rốn có thể thực hiện trước hoặc sau khi sổ nhau.
Điều kiện lấy mẫu:
- Mẹ sau khi sinh khỏe mạnh, không có dấu hiệu hay bị ốm, đau, sốt,…
- Trẻ khi chào đời cần được đủ tháng, ít nhất là 36 tuần và cân nặng cần đạt mức 2.5 kg. Điều kiện sức khỏe của bé ổn định.
2.3. Chuyển đến ngân hàng lưu trữ tế bào gốc
Bước cuối trong quy trình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là chuyển mẫu đến ngân hàng lưu trữ. Máu cuống rốn sau khi được thu thập sẽ được chuyển về ngân hàng tế bào gốc cuống rốn nơi mà sản phụ đăng ký lưu trữ. Các chuyên viên sẽ tiến hành các bước xử lý tiếp theo nhằm loại bỏ những thành phần thừa và tinh lọc tế bào gốc. Sau cùng, tế bào gốc cuống rốn sẽ được đưa vào phòng và lưu trữ cẩn thận.
2.4. Tế bào gốc máu rốn lưu trữ được bao lâu
Thời gian lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
- Theo Cordlife, trong những nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy có sự hồi phục hiệu quả từ các tế bào gốc máu cuống rốn được bảo quản lạnh đến 21-23.5 năm.
Nhiệt độ lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
- Tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ ở nhiệt độ < -190 độ C – mức ngừng hoạt động sinh học.
3. Lưu trữ tế bào gốc máu rốn có lợi gì?
Lưu trữ tế bào máu cuống rốn là điều rất quan trọng. Những lý do bạn nên lưu trữ tế bào máu cuống rốn là:
- Giúp điều trị bệnh tật cho chính em bé trong suốt quãng đời sau này.
- Chữa bệnh cho người thân (anh, chị, em, cha mẹ, ông bà…) nếu có chỉ số sinh học phù hợp.
- Chữa bệnh cho cộng đồng nếu có chỉ số sinh học phù hợp.
- Tế bào gốc cuống rốn được sử dụng điều trị cho hơn 80 loại bệnh khác nhau, bao gồm bệnh bạch cầu, u lympho, ung thư máu, suy tủy, bệnh tự miễn (tiểu đường)…
- Tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng tái tạo các tế bào máu khỏe mạnh với tốc độ nhanh hơn.
- Tế bào gốc cuống rốn có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: cơ vân, cơ tim, tế bào gan, tế bào thận, tế bào não, tế bào phổi, tế bào da và tế bào tuyến tụy…
- Có khả năng điều trị các bệnh rối loạn di truyền như thiếu máu, tan máu bẩm sinh…
- Được nghiên cứu trong điều trị tổn thương tim, tổn thương tủy sống, tổn thương não.
- Tế bào gốc cuống rốn sản sinh tế bào hồng cầu, giúp mang oxy tới toàn bộ các tế bào khác.
- Tế bào gốc máu cuống rốn sản sinh tế bào bạch cầu, tăng cường khả năng miễn dịch.
4. Lưu trữ tế bào gốc ở đâu tốt?


Lưu trữ tế bào máu cuống rốn là hết sức cần thiết, đây được xem là”bảo hiểm” sức khỏe tuyệt vời cho bé cả quãng đời sau này. Hiện nay có rất nhiều cơ sở với phương pháp lưu trữ tế bào gốc cuống rốn hiện đại và uy tín. Bạn có thể tham khảo danh sách bệnh viện/ngân hàng lưu trữ tế bào gốc tốt tại Việt Nam như:
1. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc FSCB.
2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
3. Ngân hàng tế bào gốc – Bệnh viện Nhi Trung ương.
4. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc Medeze.
5. Ngân hàng tế bào gốc MekoStem.
6. Bệnh viện truyền máu huyết học.
7. Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.
8. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
9. Bệnh viện Từ Dũ.
10. Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
11. Bệnh Viện Quốc Tế DNA.
5. Tổng kết
Quy trình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn được thực hiện một cách chuyên nghiệp, đảm bảo không xảy ra bất cứ vấn đề gì gây ảnh hưởng đến mẫu. Nếu bạn có nhu cầu đăng ký dịch vụ lưu trữ tế bào gốc, bạn có thể tham khảo danh sách các cơ sở uy tín mà Medplus đã gợi ý trên.
Nếu có hứng thú tìm hiểu về tế bào gốc, những ứng dụng cũng như lợi ích sức khỏe, hãy đón đọc thêm nhiều bài viết khác của Medplus bạn nhé.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Mức phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn bao nhiêu? CÓ NÊN ĐẦU TƯ?
- Chi phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn bao nhiêu?
- Ai nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn? Có cần thiết phải lưu trữ tế bào gốc
- Tại sao nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn CÀNG SỚM CÀNG TỐT?
- 10+ lợi ích lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho BÉ và Gia Đình
Nguồn thông tin tham khảo: