Site icon Medplus.vn

Quyển bá – Dược liệu “Vàng” khắc tinh của Bệnh về Gan

Vị thuốc Quyển Bá thường được dùng phổ biến trong chữa các chứng chảy máu hay các bệnh viêm gan cấp tính, vàng mắt, vàng da,… Hôm nay Medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Quyển bá

Tên khoa học: Selaginella ssp.

Họ: Quyển bá (Selaginellaceae)

1. Đặc điểm dược liệu

Cây thảo có thân bò, dài 30 – 60cm, có thân rễ dài và to, các nhánh rễ đôi hai lần. Lá ở thân cách nhau, cao đến 5mm, không cân xứng, ở các nhánh lá ở phía dưới đầu tròn gốc hình tim, mép không lông; các lá phía trên tròn dài dạng xoan không cân xứng. Bông lá bào tử (nón) dài đến 2cm, lá bào tử như nhau, mép nguyên, có 2 loại bào tử.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây quyển bá đều được tận dụng để làm vị thuốc chữa bệnh.

3. Phân bố, sinh thái

Loài quyển bá trường sinh lại ưa sáng, chịu hạn tốt, thường mọc bám trên đá hay đất khô cằn lẫn nhiều sỏi đá. Cây phân bố chủ yếu ở một số vùng đồi và núi thấp thuộc các tỉnh ven biển, nhất là ở Trung Bộ như Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận… Cây cũng phân bố ở Trung Quốc và đảo Hải Nam.

4. Thu hái và sơ chế

Cây trường sinh thảo có thể được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Hái toàn cây về đem cắt bỏ hết rễ con, có thể dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp để dùng. Có nhiều trường hợp, cần sao vàng toàn tính rồi mới sử dụng tùy thuộc vào mục đích.

5. Bảo quản

Dược liệu nếu đã được sơ chế thì cần cho vào túi kín để bảo quả ở những nơi khô mát, đề phòng mối mọt, ẩm mốc.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị, tác dụng

Vị đắng, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư thấp lợi niệu, tiêu viêm cầm máu, thư cân hoạt lạc.

2. Thành phần hóa học

Phân tích ghi nhân trong dược liệu có chứa rất nhiều thành phần quan trọng như:

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền

Theo y học hiện đại

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu có thể dược dùng theo nhiều cách khác nhau, dùng riêng hay kết hợp với các vị thuốc khác. Tùy thuộc vào mục đích điều trị mà có thể điều chỉnh liều lượng cho thích hợp. Liều thường dùng là 5 – 15g, đôi khi có thể lên đến 20 – 30g nếu dùng ở dạng thuốc sắc.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Chữa ho ra máu, nôn ra máu, đái ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt quá nhiều:

Quyển bá sao 30g, long nha thảo 25g. sắc uống, ngày một thang.

2. Chữa viêm gan cấp tính, viêm túi mật:

Quvển bá sao 30g; mộc thông, ngưu tất mỗi vị 20g. Cho tất cả ba vị thuốc vào ấm, thêm 1 lít nước. Sắc uống trong ngày.

3. Bài thuốc chữa ung thư mũi họng, ung thư phổi

4. Bài thuốc chữa viêm gan truyền nhiễm

5. Chữa bỏng lửa:

Quyển bá sống, phơi khô, tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp lên vết bỏng. Cứ 2 – 3 giờ thay thuốc một lần.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Trường hợp phụ nữ đang trong thai kỳ tuyệt đối không sử dụng cây trường sinh thảo cho bất cứ mục đích nào. Để tránh tác dụng phụ phát sinh, người bệnh cần trao đổi để nhận khuyến cáo từ bác sĩ trước khi dùng dược liệu này để chữa bệnh.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version