Site icon Medplus.vn

Quyền lợi khi nuôi nhỏ dưới 12 tháng tuổi lao động nữ cần biết

Sinh con và nuôi con là một trong những điều tuyệt vời của người mẹ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những sự vất vả khó thành lời. Ngoài việc chăm sóc gia đình, con cái, bản thân thì lao động nữ cũng cần phải đảm bảo hoàn thành công việc nơi làm việc.

Hiểu được điều này, Pháp luật hiện nay đã có những quy định đặc biệt dành cho lao động nữ. Cụ thể quyền lợi khi nuôi nhỏ dưới 12 tháng tuổi như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Quyền lợi khi nuôi nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi khi nuôi nhỏ dưới 12 tháng tuổi

1.1. Được hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo đó

Người lao động nữ đáp ứng điều kiện tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Cụ thể quyền lợi khi nuôi nhỏ dưới 12 tháng tuổi dành cho lao động nữ là:

1.2. Không làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa

người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi không làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa

Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được sử dụng người lao động (NLĐ) làm thêm giờ trong 04 trường hợp sau:

Theo đó, người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa, trừ trường hợp người lao động đồng ý.

1.3. Không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng

Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về quyền lợi của người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi như sau:

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Như vậy, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ khi họ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi trừ khi người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

1.4. Không bị xử lý kỷ luật lao động

Ngoài người lao động nữ đang mang thai, người lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi cũng sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 155 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

1.5. Được nghỉ 1 giờ mỗi ngày vẫn hưởng lương

Theo quy định khoản 5 Điều 155 Bộ luật lao động năm 2012 và Khoản 3 Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP có quy định về việc người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được nghỉ 60 phút mỗi ngày. Thời gian nghỉ 60 phút mỗi ngày này nhằm để người lao động nữ có thể cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

  1. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:

Như vậy, theo quy định trên, người mẹ đang nuôi con nhỏ được nghỉ 60 phút mỗi ngày. Trường hợp nếu nơi làm việc có thể tạo điều kiện để người mẹ có thể đi trễ về sớm so với giờ làm việc theo thời gian được nghỉ mỗi ngày như trên nhưng phải đảm bảo thực hiện được công việc.

1.6. Được đảm bảo công việc cũ khi quay lại làm việc

Theo quy định tại Điều 140 BLLĐ 2019, lao động nữ sau khi nghỉ thai sản và quay trở lại làm việc sẽ được đảm bảo việc làm cũ mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản.

Theo đó, lao động nữ khi nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được đảm bảo việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản. Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

1.7. Được hưởng chế độ khi con ốm đau

Điều 141 BLLĐ năm 2019 đã ghi nhận về quyền lợi khi người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau. Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ làm và hưởng theo chế độ của Bảo hiểm xã hội (BHXH).

Căn cứ Điều 25 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau khi con bị bệnh nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện:

Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện trên, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng cũng sẽ được hưởng quyền lợi về chế độ ốm đau.

Như vậy, đối với người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có thể được nghỉ hưởng chế độ ốm đau nếu có giấy ra viện trong trường hợp con của người lao động điều trị nội trú, trường hợp con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

1.8. Được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Đối với người lao động nữ vừa nghỉ hưởng chế độ thai sản xong, trong vòng 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe còn yếu, chưa phục hồi thì có thể sẽ được nghỉ từ 05 ngày đến 10 ngày. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Kết luận

Medplus vừa cập nhật những quyền lợi khi nuôi nhỏ dưới 12 tháng tuổi rồi. Theo đó, người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng nhiều quyền lợi như:

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham gia các gói bảo hiểm thai sản để tối đa cơ hội chăm sóc sức khỏe thai kỳ toàn diện nhất.

Exit mobile version