Site icon Medplus.vn

5 cách quyết định về sức khỏe đủ thông tin nhất

Ai trong chúng ta cũng sẽ cần phải đưa ra những quyết định về sức khoẻ cho bản thân, cho người thân vào một hời điểm nào đó. Những quyết định ấy đôi khi đơn giản nhưng cũng có lúc thật khó khăn cho mọi người. Bên cạnh đó, chi phí khám chữa cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định sức khoẻ này của chính bạn. Vì vậy, dành thời gian để đưa ra quyết định tốt nhất có thể là điều tối quan trọng.

Hơn nữa, để có được được những quyết định về sức khoẻ đem lại kết quả tích cực và hạnh phúc cho bản thân và gia đình, bạn nên chủ động vùng bác sĩ trao đổi ý kiến cẩn trọng hơn là tự mình đưa ra quyết định sức khoẻ.

Vì vậy, để đưa ra quyết định về sức khoẻ sáng suốt, bạn cần cân nhắc bốn nguyên tắc sau:

Dưới đây là cách tốt nhất để giải quyết triệt để từng nguyên tắc và đưa ra quyết định tốt nhất có thể cho bạn hoặc cho thành viên gia đình bạn.

1. Xem xét các lựa chọn ảnh hưởng quyết định về sức khoẻ

Khi bác sĩ đưa ra những quyết định như sử dụng thuốc mới, sử dụng phương pháp phẫu thuật nào đó hoặc bất kì một phương thức điều trị nào đó. Bạn hãy luôn đặt câu hỏi với bác sĩ là tại sao, nó đem lại lợi ích gì, có những cách khác hay không, rủi ro và kinh phí sẽ như thế nào,…

Tin liên quan: 5 Phương pháp điều trị áp xe não thường thấy

Khi bạn hỏi tất cả những thắc mắc của mình, hãy nói với bác sĩ rằng bạn cần thêm thời gian suy nghĩ hoặc cần bàn lại với người thân của bạn và hẹn gặp lại sau để quyết định. Sau đó, bạn hãy tìm kiếm, tham khảo thêm các ý kiến ở các trang web uy tín hoặc ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc kiến thức về vấn đề bạn đang khuất mắc.

Điều quan trọng là bạn phải thu thập càng nhiều thông tin càng tốt. Tất nhiên là phải có chọn lọc thông tin để tránh hoang mang. Không phải là bạn không tin tưởng bác sĩ của mình, mục đích là bạn hiểu hoàn toàn ý kiến ​​của bác sĩ để có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Bởi vì hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ, các xét nghiệm y tế có thể cho kết quả sai và phẫu thuật hầu như luôn đi kèm với một số rủi ro. Xem xét tất cả các lựa chọn của bạn sẽ giúp bạn và bác sĩ của bạn đưa ra quyết định về sức khoẻ phù hợp với bạn nhất.

2. Nghĩ về giá trị và mục tiêu của bạn

Lúc này thì bạn hẳn đã có đủ những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định về sức khoẻ cho bản thân. Sau khi chọn lọc các thông tin, có phương pháp nào phù hợp mà đem lại kết quả mà bạn mong muốn hay không. Bạn cũng có thể lập ra một danh sách những phương pháp mà bạn cảm thấy tốt nhất và đến xin ý kiến tham khảo của bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra một kết quả chính xác và tốt hơn.

Đối với nhiều người phải đối mặt với các quyết định quan trọng về sức khỏe, mục tiêu và giá trị của họ cũng quan trọng như sự thật về y tế. Xác định điều gì quan trọng nhất đối với bạn và xác định rõ ràng kết quả mong muốn của bạn. Làm như vậy giúp đảm bảo rằng các quyết định của bạn dựa trên sự lựa chọn của cá nhân bạn chứ không phải mục tiêu của người khác.

Đừng bất ngờ nếu ý kiến và thông tin mọi người cung cấp cho bạn khác nhau. Bạn cũng không nên cảm thấy áp lực nếu ai đó trong gia đình bạn ép bạn thực hiện giống họ. Chỉ có bạn mới hiểu bản thân nhất và chỉ có bạn mới có quyền đưa ra quyết định về sức khoẻ cho bản thân bạn. Hãy nhớ rằng, chìa khóa cho bất kỳ quyết định chăm sóc sức khỏe khôn ngoan nào là đánh giá các giá trị và mục tiêu của bạn so với các lựa chọn điều trị y tế hiện có và lựa chọn cho phù hợp.

3. Kiểm tra quyết định của bạn

Khi bạn đã lựa chọn, việc viết ra những kỳ vọng của bạn sẽ rất hữu ích. Giải thích bạn thấy quá trình điều trị của mình tiến triển như thế nào và bạn dự đoán kết quả như thế nào. Sau đó, chia sẻ tài liệu này với bác sĩ của bạn. Hỏi anh ấy xem kỳ vọng của bạn có hợp lý không. Anh ta cũng có thể điền vào bất kỳ lỗ hổng nào có thể bị thiếu thông tin. Anh ta cũng có thể sửa chữa bất kỳ giả định sai nào.

Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu hoàn toàn về tác dụng phụ, cơn đau, thời gian phục hồi, chi phí và kết quả lâu dài của sự lựa chọn bạn đã thực hiện. Xác định xem quyết định này có còn phù hợp với bạn không hay còn cách nào có hướng đi tích cực hơn hay không. Đừng cảm thấy tồi tệ nếu bạn thay đổi ý định. Các quyết định về sức khoẻ là điều rất khó để có thể đưa ra vì nó ảnh hưởng tới cuộc sống hạnh phúc của bạn. Bạn có thể khám phá một số lựa chọn trước khi quyết định lựa chọn phù hợp nhất với tình huống của mình.

4. Xây dựng kế hoạch hành động

Sau khi bạn và bác sĩ của bạn đã đưa ra quyết định, bạn cần tìm hiểu xem trong suốt quá trình thực hiện này, bạn cần chuẩn bị những gì. Giống như việc bạn có được ăn trước khi làm xét nghiệm hay không, hoặc là có cần vận động thể thao để tăng thể lực hay không hoặc chế độ ăn uống có cần thay đổi hay không.

Ngoài ra, hãy suy nghĩ tích cực về quyết định của bạn và làm theo lời khuyên của bác sĩ trong suốt quá trình. Hãy sẵn sàng thực hiện các thay đổi trong quá trình thực hiện nếu cần. Mọi kế hoạch đôi khi đều có những thay đổi mà bạn chưa kịp nghĩ tới nhưng hãy bình tĩnh và thích ứng với nó.

5. Chia sẻ quyết định của bạn

Một bước cuối cùng trong quá trình ra quyết định về sức khoẻ là chia sẻ mong muốn và tài liệu của bạn với những người khác như gia đình, bạn bè, dịch vụ sức khoẻ cũng như luật sư của bạn nếu quyết định này của bạn có ảnh hưởng tới tính mạng, để họ có thể biết bạn sẽ thực hiện quá trình này ra sao và ít nhiều cũng sẽ giảm thiểu lo lắng khi quyết định của bạn có khả năng cho ra một kết quả tốt.

Bước này rất quan trọng trong việc đảm bảo mong muốn của bạn được thực hiện nếu bạn không thể đưa ra bất kỳ quyết định bổ sung nào. Hơn nữa, tài liệu này cho phép những người quan tâm đến bạn biết mà không chắc chắn về mục tiêu dài hạn của bạn là gì.

Luật sư có thể chuẩn bị bất kỳ tài liệu pháp lý nào mà bạn có thể cần. Những tài liệu này bao gồm di chúc sống, giấy ủy quyền lâu dài , ủy quyền chăm sóc sức khỏe và bất kỳ thứ gì khác mà người đó có thể đề nghị. Một số người chọn có DNR (hoặc “không hồi sức”). Tài liệu bằng văn bản bảo vệ bạn và rất khó để bất kỳ ai làm trái với mong muốn của bạn.

Nguồn: 5 Ways to Make the Most Informed Health Decisions

Exit mobile version