Site icon Medplus.vn

Rau Dền Gai và TOP 11 bài thuốc chữa bệnh thần kỳ của dền gai

Rau Dền Gai

Rau Dền Gai

Là một loài cây mọc hoang nhưng rau Dền Gai lại là một cây dược liệu chữa nhiều bệnh. Cây Rau có công dụng giúp chữa mụt nhọt, thận hư, giải nhiệt, tiểu lợi,… Và với nhiều bài thuốc khác. Cùng tìm hiểu về những bài thuốc của dược liệu này với Medplus nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Rau giền gai, Thích hiện, Giền hoang, Phjăc hôm nam (Tày), La rum giê la (Bana)

Tên khoa học: Amaranthus spinosus L.

Họ: Amaranthaceae (Rau dền)

Đặc điểm cây

Cây thảo hàng năm, cao 0,30-0,70m, phân cành nhiều, không lông.

Phân bố, đặc điểm sinh thái

Cây của vùng nhiệt đới châu Á, nay trở thành liên nhiệt đới, mọc dại ở bãi hoang, ven đường quanh nhà.
Dền gai thường mọc trên đất ẩm ở bãi sông, ruộng cao bỏ hoang và ven đường đi.

Cây con mọc từ hạt xuất hiện từ cuối mùa xuân đến suốt mùa hè, sinh trưởng phát triển nhanh, rồi tàn lụi khoảng giữa mùa thu. Dền gai là cây có nhiều hoa quả và hạt giống.

Ở một số nơi trên các bãi sông, cây mọc gần như thuần loại tới hàng ngàn mét vuông. Ngọn và lá non là thức ăn cho gia súc nhưng do có nhiều gai, cây trở thành đối tượng gây khó khăn trong quá trình canh tác và thường bị loại trừ.

Bộ phận dùng

Rễ và lá. Có thể thu hái quanh năm, dùng toàn cây rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Có thể đốt thành tro, dùng dần.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Rễ chứa spinasterol. Toàn cây chứa sterol. Phần trên mặt đất chứa rutin 1,9%

Tác dụng dược lý

Dền gai có hoạt tính kích thích thực bào, cao nước có tác dụng diệt nấm đối với nấm Cercospora cruenta gây bệnh ở cây.

Tính vị, công năng

Dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả.

Công dụng và những bài thuốc về rau Dền Gai

Công dụng

Những bài thuốc về rau Dền Gai

1. Trật đả, ứ huyết

Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10-15g; hoặc dùng tro uống với nước chín hay nước trà, mỗi lần 8-12g.

2. Lậu

Dùng 5-6 rễ non nhai như nhai trầu trong một ngày liên tục trong vòng một tuần lễ thì đỡ.

3. Lỵ vi khuẩn và viêm ruột nhiệt tả

Dùng 160g lá tươi hay 80g lá khô sắc uống; hoặc phối hợp với cây Mã đề, bằng nửa lượng Dền gai, cùng sắc uống.

4. Mụn nhọt chưa vỡ

Rễ rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt 2 – 3 tiếng thay băng, ngày đắp 2 – 3 lần,  có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.

5. Ho có đờm

6. Viêm họng, đau họng

Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 – 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 – 2 lần đến khi đỡ đau họng.

7. Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Rễ rau dền gai (sao vàng), vỏ quả bí đao 20g,  kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng 10 ngày một liệu trình.

8. Bỏng nhẹ

Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.

9. Chữa kinh nguyệt không đều

Rau dền gai 15g, bạc thau 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 450ml nước sắc còn 200ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 10 ngày.

10. Chữa bạch đới, khí hư

Rễ rau dền gai 20g, lá bạc hà 16g, phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước lấy 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng 7-10 ngày.

11. Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc (rơm rạ)

Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu

Exit mobile version