Site icon Medplus.vn

Rau Ngô – từ Nguyên liệu giải khát đến thần dược trong Y Học

Rau ngo2 - Medplus

Rau Ngô luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Râu ngô

Tên khoa học: Stigmata Maydis

1. Đặc điểm dược liệu

Cây ngô (bắp) là cây lương thực và là một cây thuốc quý có thể điều trị nhiều bệnh lý. Đặc điểm nhận dạng như sau:

Cây thân thảo cao khoảng 1,5 – 2,5 m. Thân dày, đặc, tương tự như thân tre, có đốt, các đốt cách nhau khoảng 20 – 30 cm.

Lá to, dài, bản rộng, méo có nhiều lông thô ráp.

Hoa đực có màu lục, tạo thành một bông dài tụ lại ngọn. Hoa cái tụ thành một bông to hình trụ ở nách lá và được bao bởi nhiều lá bắc dạng màng. Vòi nhụy có dạng sợi, màu vàng, túm lại thành chùm, có thể dài tới 20 cm. Đầu nhụy màu nâu hoặc tím sẫm.

Quả ngô hình trứng, có nhiều hạt, xếp khít nhau tạo thành 8 – 10 dây hạt. Hạt cứng, bóng, nhiều màu sắc, tuy nhiên màu phổ biến là màu vàng.

2. Bộ phận dùng

Râu ngô hay còn gọi là vòi nhụy là bộ phận được ứng dụng làm thuốc. Ngoài ra, hạt ngô cũng có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

3. Phân bố

Ngô có nguồn gốc ở châu Mỹ, được trồng ở đồng bằng và cả miền núi để lấy hạt làm lương thực.

Hiện tại, Ngô được trồng ở nhiều nơi để làm lương thực và thuốc.

4. Bào chế thuốc

Râu ngô sau khi thu hái, mang đi phơi thật khô. Nhặt bỏ các sợi râu màu đen, chỉ lấy những sợi màu nâu vàng óng và mượt.

5. Bảo quản

Bảo quản Râu ngô ở nơi kín, thoáng gió, tránh sâu bọ, nhiệt độ cao và nơi ẩm ướt.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Trong Râu ngô có chứa:

2. Tính vị

Râu ngô có vị ngọt, tính bình có tác dụng bình can, lợi đàm, tiêu thũng, lợi niệu.

3. Quy kinh

Râu ngô quy vào kinh phế, tâm, can, thận.

4. Tác dụng dược lý

Râu ngô hay còn có tên là Ngọc mễ tu thường được sử dụng để lợi tiểu, điều trị cao huyết áp, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm túi mật, viêm gan gây cản trở bài tiết mật, thấp khớp, viêm đau khớp, tiểu đường, cao huyết áp,..

Ngoài ra, Râu ngô còn được sử dụng kết hợp với Vitamin K để cầm máu.

5. Cách dùng – Liều lượng

Cách dùng:

Liều lượng sử dụng: Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày là 30 – 40 gram.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Chữa viêm túi mật, viêm gan, sỏi mật

Sử dụng Nhân trần bắc, Râu ngô mỗi loại 30g sắc nước uống mỗi ngày.

2. Chữa Huyết áp cao

Sử dụng nước Râu ngô mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần vài bát, liên tục trong 2 – 3 tháng có tác dụng giảm huyết áp.

3. Chữa tiểu đường

Hạt ngô ủ với nước cho mọc mầm, sau đó lấy mầm ngô sấy khô, tán bột, pha với nước uống mỗi ngày 20 – 30g.

Hoặc dùng 40 – 50g Râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối với các vị thuốc khác như Mạch môn, Thiên môn, Tri mẫu, Cỏ ngọt để có hiệu quả tốt hơn.

4. Chữa viêm thận và viêm bàng quang

Dùng Râu ngô 100g, Rau má, Ý dĩ, Mã đề mỗi loại 50g, Sài đất 40g nấu cùng 600 ml nước cho đến khi còn 250 ml.

Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ.

5. Chữa viêm thận phù thũng

Sử dụng Râu ngô, Thóc lép, Mơ leo mỗi vị 30g, sắc uống mỗi ngày.

6. Điều trị vàng da do viêm gan tắc mật

Sử dụng 40g Râu ngô pha với nước nóng uống như trà hàng ngày.

7. Trị ho ra máu

Sử dụng 50g Râu ngô nấu cùng 50g đường phèn. Mỗi ngày dùng 1 liều, chia thành 2 lần uống (sáng và tối), liên tục trong 5 ngày.

8. Chữa sỏi thận

Sử dụng 10g Râu ngô cho vào 200 ml nước sau đó mang đi đun cách thủy 30 phút, chắt lấy phần nước.

Nếu sắc nước Râu ngô thì sử dụng 10g Râu ngô cho vào 300 ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút.

Sử dụng mỗi lần khoảng 20- 60 ml, trước bữa ăn chính khoảng 3 – 4 giờ.

9. Điều trị các bệnh xuất huyết

Sử dụng một nắm Râu ngô đem đi sắc nước uống hàng ngày có thể cải thiện tình trạng băng huyết, xuất huyết tử cung, chảy máu chân răng, tiểu ra máu hoặc chảy máu niêm mạc.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Râu ngô là dược liệu lành tính được sử dụng rộng rãi để thanh nhiệt và bài trừ độc. Tuy nhiên, sử dụng Râu ngô cần chú ý liều lượng và nguồn gốc dược phẩm để tránh các tác dụng phụ đến sức khỏe của người dùng.

Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng Râu ngô như sau:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version