Cùng Songkhoe.medplus.vn điểm qua vài nét về Bệnh viện phụ sản Trung ương tại Tràng Thi, Hà Nội. Bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần biết trước khi đến thăm khám: địa chỉ, lịch khám, số điện thoại đặt hẹn khám, các dịch vụ,… Và đặc biệt là hỗ trợ bạn trả lời cho câu hỏi “Bệnh viện phụ sản Trung ương có tốt không?”. Hãy theo dõi bài viết nhé!
Bài viết liên quan: Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Phụ sản Trung ương – Thông tin cho tiết
Giới thiệu về bệnh viện phụ sản Trung ương
Lịch sử hình thành
Bệnh viện phụ sản Trung ương đã trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển. Hoạt động với chức năng khám bệnh, cấp cứu, chữa bệnh về chuyên ngành phụ khoa, sản khoa. Bệnh viện còn được biết đến với tên tiếng Anh: National hospital of obstetrics and gynecology (NHOG).
- Năm 1955: chính thức thành lập bệnh viện “C” – tiến thân của BV phụ sản TW.
- Năm 1966: chuyển hướng chuyên khoa phụ sản, đổi tên bệnh viện “C” thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh. Đây là Viện đầu tiên tại Việt Nam chuyên ngành về nghiên cứu tình trạng sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ sinh.
- Năm 2003: đổi tên Viện thành Bệnh viện Phụ – Sản Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.
Hiện nay, Viện đang được điều hành bởi Giám đốc: PGS.TS Trần Danh Cường.
Thành tích đạt được
- Anh hùng Lao động năm 2010.
- Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2008.
- Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2002 và 1985.
- Huân chương Lao động hạng Hai năm 1982.
- Huân chương Lao động hạng Ba năm 1976….
Địa chỉ và thông tin liên hệ
Bệnh viện phụ sản Trung ương ở đâu? Đặt hẹn khám qua số nào? Đường dây nóng bệnh viện?
Bệnh viện hiện đang đặt trụ sở tại số 43, Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Viện nằm trên một con đường lớn nên bệnh nhân có thể dễ dàng tìm thấy qua định vị Google Maps.
Tuy nhiên, đường khá đông đúc vào các giờ cao điểm, bệnh nhân nên lưu ý giờ làm việc và nên đặt hẹn khám trước. Tránh tình trạng tắt đường hay phải chờ đợi lâu.
- Số điện thoại: 024. 38252161
- Fax: 024. 38254638
- Email: ipmn@hn.vnn.vn
- Website: http://www.benhvienphusantrunguong.org.vn
Giờ làm việc
Bệnh viện thực hiện thăm khám xuyên suốt các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật: 6 giờ 30 đến 17 giờ.
Bệnh viện phụ sản Trung ương khám những gì?
Phụ khoa – bệnh viện phụ sản Trung ương
- Khoa Phụ ngoại: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung, sa sinh dục, vô sinh, viêm nhiễm sinh dục, dò bàng quang sinh dục…
- Khoa Phụ nội tiết: Vô sinh, Giữ thai do các nguyên nhân dưới 13 tuần, Nội soi vô sinh, phẫu thuật vòi tử cung, Rối loạn nội tiết, Hút thai khó < 12 tuần…
- Khoa Phụ ung thư: Ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư âm hộ…
Sản khoa – bệnh viện phụ sản Trung ương
- Khoa Sản bệnh lý: mẹ bị bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh về nội tiết Basedow, đái tháo đường, bệnh máu, rau tiền đạo, rau bong non…Thai chết lưu, thai bất thường phải đình chỉ thai nghén, thai chậm phát triển trong tử cung, tiền sản giật. Điều trị thai nghén, dọa đẻ non ở đa thai, TSG.
- Khoa Sản nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc, toác vết mổ thành bụng, viêm gan, lao, HIV/AIDS bệnh lây nhiễm khác.
- Khoa Sản thường
- Điều trị, chăm sóc các sản phụ sau mổ lấy thai, sau đẻ thường, sau đẻ thủ thuật.
- Theo dõi, mổ lấy thai những trường hợp có chỉ định mổ chủ động: sẹo mổ đẻ cũ, ngôi vai, ngôi mông, thai to, song thai … Theo dõi các thai phụ đủ tháng trước chuyển dạ, trước mổ.
- Tiếp nhận, điều trị một số bệnh nhân sau đẻ, sau mổ đẻ có bệnh lý ở mức độ nhẹ : đái tháo đường thai nghén, thiếu máu …
- Chăm sóc sơ sinh sau đẻ. Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân bằng phương pháp căng gu ru.
- Tư vấn chăm sóc sản phụ sau đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình ….
- Khoa Đẻ
- Tiếp nhận khám và điều trị, giải quyết trường hợp chuyển dạ đẻ (non tháng, đủ tháng và bệnh lý)
- Đẻ thủ thuật, giảm đau trong đẻ
- Phẫu thuật lấy thai
- Thủ thuật, kỹ thuật cầm máu cấp cứu sau đẻ
- Chăm sóc sơ sinh thiết yếu
Khoa hỗ trợ – bệnh viện phụ sản Trung ương
- Khoa Hồi sức cấp cứu: nội khoa nặng, điều trị quá kích buồng trứng nặng, đái tháo đường thai nghén, suy tim, người bệnh ung thư bị suy kiệt …
- Khoa Phẫu thuật – gây mê
Khoa khác
Khoa Điều trị theo yêu cầu
- Khám chữa bệnh và điều trị
- Khám hội chẩn các trường hợp có chỉ định mổ sản phụ khoa.
- Mổ phụ khoa.
- Mổ lấy thai trọn gói.
- Chăm sóc sơ sinh.
- Làm thủ thuật sản phụ khoa: khâu vòng cổ tử cung…
- Phá thai quý II.
- Điều trị và chăm sóc bệnh nhân: đẻ thường, mổ lấy thai, giữ thai…
- Thực hiện lấy bệnh phẩm tại khoa phục vụ các dịch vụ cận lâm sàng.
- Nhận điều trị các bệnh nhân người nước ngoài.
Đơn vị Chăm sóc sức khỏe tại nhà:
- Với mẹ bầu: khám sau sinh, sau phẫu thuật, khám thai, làm hồ sơ quản lý thai nghén, lấy máu làm xét nghiệm, tiêm, thay băng, cắt chỉ…
- Với trẻ sơ sinh: theo dõi, tư vấn, điều trị các trường hợp vàng da, viêm đường hô hấp, tưa lưỡi, tắm và massage cho trẻ sơ sinh, theo dõi và tư vấn dinh dưỡng, hướng dẫn cách chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ.
Trung tâm khám bệnh tại bệnh viện phụ sản Trung ương
Để nâng cao tính chuyên môn và đảm bảo điều trị cho sản phụ trong suốt quá trình nhập viện. Bệnh viện thực hiện phân khu các trung tâm hỗ trợ chuyên biệt như:
- Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh
- Trung tâm Chẩn đoán trước sinh
- Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia
- Trung tâm Sàn chậu
- Trung tâm Tế bào gốc máu cuống rốn
- Trung tâm Tư vấn SKSS & Kế hoạch hóa gia đình
Quy trình khám bệnh viện phụ sản Trung ương
1. Khám BHYT
- Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G).
- Đến các bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT và lấy phiếu khám.
- Đến khám bệnh tại phòng khám BHYT – phòng 6 nhà A.
- Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT.
- Siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
- Xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A), đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai.
- Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sỹ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì đến lại bàn kính số 21 và 22 để được hướng dẫn thủ tục nhập viện.
- Người bệnh có đơn thuốc BHYT thì đến bàn kính số 3 và 4 để đóng tiền, sau đó quay lại bàn kính số 21, 22 để được hướng dẫn tiếp và lấy lại thẻ BHYT. Người bệnh lấy thuốc BHYT tại khoa Dược – Tầng 2 nhà G.
- Khi hoàn tất việc khám bệnh, người bệnh trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm các thủ tục BHYT và lấy lại thẻ BHYT.
2. Khám bệnh – không có BHYT
- Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G).
- Ngồi ghế đợi được gọi đến các bàn kính để lấy phiếu khám và mua hoá đơn khám bệnh.
- Đến khám bệnh tại phòng khám được ghi trên phiếu khám.
- Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại Bàn hướng dẫn để lấy số và ngồi đợi mua hoá đơn.
- Siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
- Xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A), đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai.
- Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sỹ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Bệnh viện phụ sản Trung ương có tốt không?
Bệnh nhân có thể tham khảo qua vài đánh giá thực tế từ Google Maps của các khách hàng đã đến Viện: cơ sở vật chất, chuyên môn bác sĩ, nhân viên, chi phí,…
“Thái độ làm việc công nhân viên tốt. Nhưng viện phí quá cao và thời gian lấy kết quả rất lâu. (ví dụ như xét nghiệm máu ở khu nhà H. Hôm tôi đi có mấy người mà mãi mấy ngày sau mới có kq gửi qua gmail. Không bằng phòng khám tư )” – quynh truong
“Cơ sở vật chất mình thấy rất tốt phục vụ tận tình nhưng nhiều thủ tục khiến người nhà và thai sản chờ khám lâu” – Xuân Trúc
“Bệnh viện đầu ngành nên chuyên môn của các bác sĩ là tốt. Tuy nhiên ko phải là tất cả. Bệnh viện quá đông, mỗi lần đi khám là cứ xác định mất nguyên 1 buổi.” – Long Thành
“Chuyên môn tốt, nhưng hiện tại thu phí khám quá cao. Nhiều người phải xếp hàng từ 5h sáng, tình trạng quá tải.” – Đạt Chemist
Tuy nhiên, bệnh nhân nên hỏi ý thăm người thân, bạn bè đã từng đến khám tại viện để có review chính xác và trung thực nhất nhé.
Songkhoe.medplus.vn vừa cung cấp cho bạn đọc vài nét về bệnh viện phụ sản Trung ương. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn tìm được địa chỉ khám thai và chữa bệnh các bệnh phụ khoa tốt nhất cho mình. Cảm ơn bạn đã đọc.