Site icon Medplus.vn

Rối loạn giấc ngủ và những điều cần biết

rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thế nào là rối loạn giấc ngủ? 

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng giấc ngủ của bạn không đạt chất lượng như mong muốn. Có thể quá dài hoặc quá ngắn hơn một giấc ngủ bình thường. Trường hợp có những bất thường xảy ra trong quá trình ngủ khiến bạn không ngon giấc.

Mất ngủ hầu hết thường được nghĩ là một triệu chứng hơn là một rối loạn hay còn gọi là mất ngủ thứ phát. Tuy nhiên, gần đây thuật ngữ này do không phù hợp được thay bằng các rối loạn kèm theo rối loạn giấc ngủ.

Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một nghiên cứu năm 2002 trên 1 triệu người cho thấy những người ngủ nhiều hơn 8,5 giờ hoặc những người ngủ ít hơn 3,5 giờ / đêm thì nguy cơ tử vong là 15% cao hơn so với những người ngủ 7 giờ/ đêm. 

Tiến sĩ Steven Feinsilver, Giám đốc Trung tâm Y học về giấc ngủ tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York (Mỹ) cho biết mất ngủ có thể gây giảm khả năng miễn dịch và các vấn đề sức khỏe khác. Những người có chất lượng giấc ngủ kém có nguy cơ cao mắc các bệnh từ trầm cảm đến cao huyết áp và chết sớm.

Phân biệt các loại rối loạn giấc ngủ

Có rất nhiều kiểu rối loạn giấc ngủ khác nhau. Sau đây là một số kiểu rối loạn thường gặp:

Mất ngủ

Rối loạn hô hấp xảy ra trong khi ngủ (ngưng thở khi ngủ)

Đây là một rối loạn giấc ngủ khá phổ biến. Đường thở của bạn có thể bị tắc nghẽn và khi đó bạn sẽ ngừng thở khi đang ngủ. Trước lúc ngừng thở, bệnh nhân ngáy lớn lên rồi ngưng thở, lặp đi lặp lại, sau đó là giấc ngủ rất ngắn. Bệnh nhân thường không nhận biết được, sau khi thức dậy có thể não và cơ thể sẽ bị thiếu oxy. Thông thường ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra khoảng một đến hai lần trong một đêm. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra rất nhiều lần. Trong ngày ngủ gà ngủ gật, mệt mỏi, mất tập trung, quên…Bệnh thường gặp ở những người nam giới trên 50 tuổi, dư trọng lượng.

Chứng ngủ nhiều

Sự thiếu ngủ thường liên quan đến những người làm việc quá nhiều, làm việc ban đêm. Người bệnh có biểu hiện: ngủ li bì khó thức dậy, ngủ gật trong ngày, khó tập trung chú ý, dễ cáu giận, mệt mỏi.

Chứng ngủ rũ

Khiến bạn đột nhiên ngủ ở bất kỳ đâu, bất kì lúc nào. Bạn sẽ không kiểm soát được lúc nào mình sẽ ngủ, thậm chí đang ăn bạn vẫn có thể ngủ. Thường gặp ở nam giới bắt đầu ở tuổi vị thành niên. Những người mắc chứng ngủ rủ thường không thể tự điều chỉnh được chu kỳ thức – ngủ của mình.

Các bất thường xảy ra khi ngủ (mộng du, hội chứng cử động chi)

Điều này có thể do hành vi diễn ra trong mơ. Rối loạn này thường sẽ tiến triển từ từ và nặng dần theo thời gian.

Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra rối loạn giấc ngủ. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các triệu chứng biểu hiện sẽ khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp của rối loạn giấc ngủ:

Đối tượng có thể bị rối loạn giấc ngủ? 

Ai cũng có thể bị mất ngủ. “Một số người chỉ đơn giản là bộ não của họ hoạt động tốt hơn vào ban đêm. Họ cũng có thể lớn lên với một lịch trình thức – ngủ không khoa học. Hoặc đó là một thói quen đã ăn sâu vào cuộc sống khiến giấc ngủ bị xáo trộn”, tiến sĩ Feinsilver nói. 

Dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ có biểu hiện: 

Rối loạn giấc ngủ nguy hiểm không?

Rối loạn giấc ngủ có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không điều trị sớm sẽ để lại các hậu quả nghiêm trọng kéo dài. Khiến các hoạt động bị trì trệ, hiệu quả công việc của người bệnh giảm xuống. 

Thời gian ngủ ít, ngủ quá ít không có lợi cho hệ thần kinh tự chủ, chúng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh hiểm nghèo. Đây được coi là lời lý giải vì sao người ngủ ngắn có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người có giấc ngủ bình thường.

Nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Dù thời gian ngủ khác nhau tùy từng cá nhân, hầu hết người trưởng thành vẫn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm. Ngủ nhiều hơn 8 tiếng một ngày cũng có thể làm rối loạn chuyển hóa cao hơn.

Những người ngủ quá nhiều có nhiều lý do khác nhau đẩy cao tỷ lệ tử vong. Một số trường hợp mắc các bệnh Parkinson, hội chứng suy nhược cơ thể mãn tính, bệnh suy thận,…khiến người bệnh ngủ nhiều hơn.

Rối loạn giấc ngủ cần bổ sung gì?

Thay vì uống các loại thuốc an thần có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn, bạn có thể cần bổ sung một số loại thực phẩm giúp ngủ ngon hơn. Bao gồm: Kiwi, thực phẩm làm từ đậu nành, thực phẩm giàu chất xơ, giàu omega-3, nước ép anh đào,….

Chẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ 

Bác sĩ sẽ cần bạn trả lời một số câu hỏi để biết thêm về tình trạng bệnh, thực hiện một số thăm khám và có thể yêu cầu bạn xét nghiệm nếu cần. Một số phương thức chẩn đoán bệnh các bác sĩ thường dùng:

  1. Đa sắc ký giấc ngủ: đánh giá lượng oxy, sóng não, vận động của cơ thể để xác định giấc ngủ của bạn rối loạn như thế nào.
  2. Điện não đồ: đánh giá hoạt động điện trong não và phát hiện bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào liên quan đến những hoạt động điện này.
  3. Xét nghiệm máu: thường được sử dụng để chẩn đoán chứng ngủ rũ và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ

Những xét nghiệm này rất quan trọng trong việc xác định đúng liệu trình điều trị rối loạn giấc ngủ.

Điều trị rối loạn giấc ngủ

Điều trị bằng thuốc và y khoa

Tùy vào từng trường hợp và nguyên nhân cụ thể mà bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc gì. 

  1. Nếu như lo âu hoặc trầm cảm là nguyên nhân chủ yếu thì bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu cho bạn. Thuốc ngủ có thể cũng được sử dụng, tuy nhiên sẽ dựa trên từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định.
  2. Sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) – một loại máy giúp đường thở của bạn thông thoáng. Liệu pháp này có thể đem lại hiệu quả rất lớn khi được sử dụng đúng cách.

Thay đổi lối sống

Điều chỉnh lại lối sống có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn. Phòng ngừa tình trạng rối loạn giấc ngủ ngay từ đầu nếu bạn áp dụng các biện pháp này đều đặn:

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, nhiều người mất ngủ vì thói quen tâm sinh lý. Uống các loại giải khát có chất kích thích. Sử dụng máy vi tính, điện thoại nhiều trong đêm. Nên cần cân nhắc điều chỉnh lối sống trước khi sử dụng thuốc ngủ. 

Cần chú ý “vệ sinh giấc ngủ” như chuẩn bị nơi nằm ngủ hợp lý trước. Ăn tối nhẹ, thức ăn ấm không quá nóng hoặc lạnh, dễ tiêu. Uống thuốc nghỉ ngơi, nghe nhạc hay xem chương trình tivi quen thuộc nhỏ nhẹ. Khi buồn ngủ mới đi nằm, không nên đọc sách báo, đếm hay đọc kinh để ngủ.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Tất cả trường hợp mất ngủ dài ngày, theo bác sĩ, người bệnh cần đi khám ở chuyên khoa tâm thần bởi nó có thể là dấu hiệu trầm cảm, đi khám để được cho thuốc hợp lý, chứ không nên tùy tiện tự “kê đơn” cho mình, hoặc dùng lại đơn của người khác, hoặc dùng lại chính đơn của mình trong các lần đi khám trước.

Theo bác sĩ Safwan Badr, Viện trưởng Viện Hàn lâm thuốc ngủ Mỹ, tỷ lệ người uống thuốc ngủ theo toa bác sĩ thấp hơn tỷ lệ mất ngủ trong dân số chung. Ước tính có tới 50% người Mỹ mất ngủ nhưng chỉ có 4% dùng thuốc ngủ theo toa bác sĩ. Trong tỷ lệ 50% này, nhiều người không dùng thuốc điều trị mất ngủ mà áp dụng các phương pháp trị liệu khác không dùng thuốc.

Trong tất cả các trường hợp, đều không nên lạm dụng thuốc. Hãy cân nhắc điều chỉnh lối sống trước khi sử dụng thuốc ngủ. 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể bằng lời khuyên của chuyên gia. Nếu bạn đang trong tình trạng mất ngủ kéo dài, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để gặp các bác sĩ chuyên khoa nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Tâm thần TPHCM, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, Youmed

Exit mobile version