Site icon Medplus.vn

RỐI LOẠN NHÂN CÁCH CHỐNG ĐỐI XÃ HỘI LÀ GÌ

Cùng Medplus tìm hiểu rối loạn nhân cách chống đối xã hội bạn đọc nhé!

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội

1. Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì ?

Rối loạn nhân cách chống xã hội (tiếng Anh: Antisocial personality disorder, hay viết tắt là ASPD) là một trạng thái không bình thường của nhân cách biểu hiện chủ yếu bằng sự khó hoặc không thích ứng thường xuyên với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật.

Đây là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn nhân cách. Không quá ngạc nhiên khi các nghiên cứu chỉ ra rằng rối loạn nhân cách chống xã hội có tỷ lệ cao ở tù nhân (những người thường có hành vi bạo lực), tương tự như vậy người lạm dụng rượu và các chất gây nghiện cũng được ghi nhận là có nhiều khả năng mắc hơn so với cộng đồng

2. Nguyên nhân rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Cả hai yếu tố di truyền và môi trường (ví dụ, bị lạm dụng trong thời thơ ấu) đều góp phần vào sự phát triển của rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Một cơ chế có thể là sự hiếu chiến mang tính xung động, liên quan đến chức năng vận chuyển serotonin bất thường. Không quan tâm đến sự tổn thương trong thời thơ ấu có liên quan với hành vi chống đối xã hội vào giai đoạn sau của thời kì thanh thiếu niên.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội phổ biến hơn trong số những họ hàng gần của bệnh nhân so với trong dân số chung. Nguy cơ phát triển rối loạn này tăng lên ở cả trẻ được nhận nuôi và cả trẻ là con đẻ của cha mẹ có rối loạn.

Nếu rối loạn nhân cách chống đối xã hội kèm theo rối loạn tăng động/giảm chú ý phát triển trước 10 tuổi, nguy cơ phát triển rối loạn nhân cách chống đối xã hội trong giai đoạn trưởng thành sẽ tăng lên.

Nguy cơ rối loạn hành vi phát triển thành rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể tăng lên khi cha mẹ lạm dụng hoặc bỏ bê đứa trẻ hoặc không nhất quán trong kỷ luật hoặc trong cách làm cha mẹ (ví dụ chuyển từ sự ấm áp và hỗ trợ thành sự lạnh lùng và phê bình).

3. Dấu hiệu rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì ?

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Hãy để ý nếu người đó không biết xấu hổ.

Hầu hết, người mắc chứng bệnh này đều có những hành vi xấu nhưng lại không cảm thấy ăn năn hối lỗi. Những hành vi đó có thể bao gồm: xâm phạm thân thể hoặc xúc phạm người khác ở nơi công cộng.

Hãy để ý xem họ có thường xuyên nói dối không.

Những người mắc hội chứng này hoàn toàn cảm thấy thoải mái với việc nói dối về tất cả mọi thứ. Thực tế, họ sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu khi phải nói ra sự thật. Nếu sự dối trá bị lật tẩy, họ vẫn sẽ tiếp tục nói dối quanh co. Dù vậy, nếu họ sắp sửa bị lật tẩy một chuyện tày đình, họ sẽ thú nhận toàn bộ mọi chuyện để duy trì niềm tin nơi bạn.

Hãy để ý xem họ có vẻ bình thản tới mức kỳ lạ trong mọi hoàn cảnh không.

Họ có thể trải qua một sự kiện chấn động mà không mảy may có chút cảm xúc gì, ngay cả nét mặt cũng không thay đổi. Họ thường đón nhận tin vui với vẻ lạnh lùng và trống rỗng. Họ không tiếp nhận các sự kiện như người bình thường. Họ có thể chỉ phản ứng tối thiểu trong tình huống nguy hiểm hoặc đáng sợ.

Hãy để ý xem họ có cực kỳ thu hút lúc mới quen không.

Những người mắc chứng này rất biết cách thu hút người khác, bởi vì họ biết cách đạt được thứ mình muốn. Những người hấp dẫn luôn có thể khiến cho người khác cảm thấy đặc biệt, họ biết hỏi đúng câu cần hỏi và được đánh giá là những người vui tính, dễ mến và thú vị. Những người thật sự quyến rũ có khả năng thu hút bất kì ai, từ trẻ nhỏ tới người già

4. Điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một vấn đề điều trị phức tạp. Thông thường, điều trị sử dụng liệu pháp tâm lý cần thời gian lâu dài. Các chuyên gia tâm lý sẽ đề nghị các loại tâm lý trị liệu khác nhau dựa trên tình huống của người bệnh.

Liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp tiết lộ những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Nó cũng có thể dạy cách thay thế chúng bằng những suy nghĩ và hành vi tích cực hơn.

Trị liệu tâm động năng hoặc phân tâm có thể làm gia tăng nhận thức về những ý thức, ý nghĩa triệu chứng và vô thức. Điều này có thể giúp người bệnh thay đổi chúng.

Những rối loạn hành vi từ thời thơ ấu có thể được xem là một yếu tố nguy cơ cao cho việc phát sinh các rối loạn ở tuổi trưởng thành, trong đó có rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Vì vậy việc cha mẹ, giáo viên hay bác sĩ nhi khoa xác định những trẻ có nguy cơ và sau đó đưa ra biện pháp can thiệp từ sớm có thể mang ý nghĩa dự phòng.

 

Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Rối loạn nhân cách chống đối xã hội, hy vọng bài đọc sẽ giúp ích nhiều cho bạn

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm những thông tin liên quan:

Exit mobile version