Dưới đây là cách chăm sóc và vận động tốt nhất cho bệnh Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) .
Trẻ em trung bình được chẩn đoán mắc bệnh Rối loạn Tăng động giảm chú ý (ADHD) khi trẻ 7 tuổi, và đây là chứng rối loạn hành vi phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Nếu trẻ đã được chẩn đoán mắc bệnh, dưới đây là những điều bạn nên biết.
Người thân cần hiểu rõ và ở bên trẻ
Tăng động, giảm chú ý (ADHD) là một chứng rối loạn phức tạp cần điều trị và không phải lúc nào cũng rõ ràng về điều mà ba mẹ nên làm. Lee Ann Grisolano, Tiến sĩ, nhà tâm lý học thần kinh nhi ở Hershey, Pennsylvania, cho biết: “Các bác sĩ và nhà tâm lý học không phải lúc nào cũng làm tốt công việc hướng dẫn cha mẹ đến những phương pháp phù hợp. Là cha mẹ, điều đầu tiên bạn cần làm là trò chuyện nhiều hơn và đặt nhiều câu hỏi hơn. Tôi cần tìm hiểu liệu pháp nào, loại điều trị nào và loại phương pháp nào để giúp con mình?'”
Không phải tất cả triệu chứng đều giống nhau
Có ba dạng của tăng động, giảm chú ý ở trẻ, chúng là vô tâm, hiếu động/ bốc đồng, và sự kết hợp của cả hai. Đồng thời trẻ em biểu hiện các triệu chứng theo những cách khác nhau. Việc điều trị cho một đứa trẻ vô tâm sẽ khác với việc điều trị cho một đứa trẻ hiếu động/ bốc đồng. Bạn cũng dễ dàng bỏ sót biểu hiện vô tâm ở trẻ, tuy nhiên đây là dạng thường thấy nhất ở các bé gái mắc bệnh tăng động, giảm chú ý (ADHD).
Và có thể có các vấn đề khác xảy ra
Khi con bạn đã được chẩn đoán mắc chứng tăng động, giảm chú ý (ADHD), bạn nên hỏi bác sĩ về những vấn đề hoặc điểm yếu khác mà con bạn có thể mắc phải. “Điều thực sự quan trọng là cha mẹ và giáo viên phải biết về điều đó bởi vì điều trị chứng tăng động, giảm chú ý (ADHD) một mình thường là một phương pháp điều trị không triệt để.” Đảm bảo rằng bạn đã cho con mình tầm soát các khuyết tật về khả năng học tập, các điểm yếu về xử lý nhận thức và các tình trạng khác để có thể thấy bức tranh toàn cảnh.
Trẻ có thể cần thuốc
Theo CDC, khoảng 70% trẻ em mắc chứng tăng động, giảm chú ý (ADHD) đang sử dụng thuốc và nó có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng. Tin tốt là trẻ có thể không cần dùng thuốc mãi mãi và cũng như với bệnh hen suyễn, rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) có nhiều mức độ nghiêm trọng và nhiều trẻ ít cần dùng thuốc hơn khi chúng lớn hơn. Nhưng đó không phải là lý do để từ chối sử dụng thuốc. Tiến sĩ Stein nói: “Phần lớn trẻ không cần dùng thuốc suốt đời, nhưng ngay lúc này trẻ đang gặp khó khăn, vì vậy thuốc có thể giúp ích ngay bây giờ.”
Thuốc không phải là đáp án duy nhất
“Nghiên cứu của chúng tôi cho biết là các bậc cha mẹ hài lòng nhất khi họ nhận được sự kết hợp giữa thuốc và các phương pháp điều trị khác”, Tiến sĩ Stein nói. “Thuốc có tác dụng phụ và luôn mất tác dụng. Và chúng không dạy trẻ các kỹ năng. Các phương pháp điều trị hành vi dựa trên lớp học, đào tạo phụ huynh có thể có lợi, đặc biệt là khi kết hợp với thuốc.
Trì hoãn dùng thuốc có thể gây hại nhiều hơn lợi
Nhiều triệu chứng của tăng động, giảm chú ý (ADHD) thuyên giảm theo thời gian, đặc biệt là những triệu chứng hiếu động/ bốc đồng. Nhưng vì căn bệnh, trẻ có xu hướng gặp các vấn đề học tập ở trường. Tiến sĩ Stein nói: “Trẻ tụt lại phía sau, và nó ảnh hưởng đến trẻ về mặt xã hội và nó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của chúng. “Bạn không muốn trẻ tự đào mình vào một cái hố mà không thể thoát ra.”
Điều quan trọng đối với trẻ là đạt được thành tựu ở một thứ gì đó
Do trẻ gặp khó khăn ở trường dẫn đến mất lòng tự trọng, việc tập trung nhiều vào trường học và việc học có thể khiến tình hình của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Sẽ rất hữu ích khi trẻ thử các hoạt động khác nhau để bạn có thể tìm thấy một hoạt động mà trẻ thích và có thể làm tốt. Mặc dù một số trẻ mắc chứng rối loạn này là những vận động viên tài năng, nhưng nhiều trẻ thì không, vì vậy các môn thể thao cá nhân sẽ là lựa chọn tốt hơn như bơi lội và võ thuật chẳng hạn. Hãy suy nghĩ cẩn thận về thời gian của những hoạt động đó, đăng ký cho trẻ một thứ gì đó vào thời điểm khi mà thuốc của trẻ bắt đầu hết tác dụng không phải là một phương pháp thành công.
Tăng động, giảm chú ý (ADHD) có thể gây khó khăn cho anh chị em trẻ
Khi bạn có những đứa trẻ khác không mắc bệnh tăng động, giảm chú ý (ADHD), khiến bạn chú ý tới đứa trẻ mắc bệnh hơn và quên mất về anh chị trẻ. Hãy nhớ rằng những thành công của đứa trẻ không mắc bệnh cũng nên được ăn mừng và hãy lưu ý đến tần suất bạn tranh thủ sự giúp đỡ của anh chị trẻ đối với trẻ, vì nó có thể gây ra sự bực bội theo thời gian.
Ba mẹ có thể giúp trẻ tập trung
Tất cả trẻ em đều phát triển theo thói quen, nhưng đối với trẻ tăng động, giảm chú ý (ADHD), điều quan trọng hơn là phải thiết lập một lịch trình có thể đoán trước đối với giờ chơi, giờ đi ngủ, bữa ăn và bài tập về nhà. Hẹn giờ và đồng hồ là những công cụ hữu ích giúp trẻ quản lý thời gian và chuyển đổi từ hoạt động này sang hoạt động khác. Và giữ cho ngôi nhà của bạn ngăn nắp có thể giúp ích rất nhiều cho việc tổ chức của trẻ.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, nếu thấy hay hoặc bổ ích hãy share và bình luận phía dưới nhé! Chúc bạn luôn vui khỏe.
Xem thêm bài viết:
- 9 Cách nuôi dạy con tích cực
- 6 Cách để khuyến khích trẻ tập thể dục
- 6 Lời khuyên giúp trẻ ăn uống lành mạnh
- 11 Lý do khiến trẻ khó ngủ và cách đối phó
Nguồn: Parents