Site icon Medplus.vn

RỐI LOẠN TIÊU HOÁ: Top 3 thuốc được khuyên dùng

rối loạn tiêu hoá

rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Bệnh gây ra nhiều khó khăn bất tiện cho đời sống của bệnh nhân, nếu không chữa trị sớm sẽ rất nguy hiểm. Sau đây là TOP 3 loại thuốc trị rối loạn tiêu hoá được khuyến cáo sử dụng bởi bộ Y tế, có hiệu quả cao mà Medplus đã tổng hợp cho bạn!

1. Thuốc Labavie

Labavie là thuốc không kê đơn – OTC, được bào chế dưới dạng thuốc bột uống.

Labavie trị rối loạn tiêu hoá

Thành phần

Mỗi gói 1g thuốc bột bao gồm:

Lactobacillus acidophilus ……………………10°CFU
Bacillus subtilis ……………………………………..10°CFU
Tá dược……………………………………………………vừa đủ 1 gói
(Lactose, Saccharose, Aerosil, Bột hương dâu, Magnesi stearat)
Tính chất: Thuốc bột, dạng hạt nhỏ màu hồng nhạt, đồng nhất, vị ngọt, mùi thơm.

Công dụng

Thuốc Labavi được dùng để bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa trong các trường hợp:

Cách dùng và liều dùng

Thuốc được chỉ định dùng theo đường uống, có thể pha bột thuốc trong nước đun sôi để nguội, sữa hoặc nước hoa quả, tốt nhất là uống lúc bụng đói hoặc trước bữa ăn.

Lưu ý đối với người dùng thuốc

Chống chỉ định

Thuốc Labavie chống chỉ định đối với người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ

Thận trọng

– Sau 2 ngày điều trị mà vẫn tiêu chảy, cần khám lại.
– Người sốt cao chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm thông tin về thuốc Labavie tại đây.

2. Thuốc Arginin PMP

Arginin PMP là thuốc kê đơn ETC được bào chế dưới dạng viên nang cứng.

Arginin PMP trị rối loạn tiêu hoá

Thành phần

Thành phần chính: L-Arginin HCl – 500 mg.

Tá dược: Microcrystalline Cellulose, Magnesi Stearat.

Công dụng

Thuốc Arginin PMP được dùng trong việc điều trị các bệnh như:

– Điều trị hỗ trợ các rối loạn tiêu hóa.

– Điều trị hỗ trợ nhằm cải thiện khả năng luyện tập ở những người bị bệnh tim mạch ổn định.

– Bổ sung dinh dưỡng cho người bị rối loạn chu trình Urê như tăng Amoniac máu type I và II, tăng Citrulin máu, Arginosuccinic niệu và thiếu men N-Acetyl Glutamate Synthetase.

Cách dùng và liều dùng

Thuốc dùng đường uống.

–Điều trị hỗ trợ các rối loạn tiêu hóa: Uống 3 -6 g/ngày.

Lưu ý đối với người dùng thuốc

Chống chỉ định

Thuốc Arginin PMP khuyến cáo không được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ

Khi dùng liều cao có thể gây tiêu chảy, buồn nôn.

*Thông báo cho thầy thuốc tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.

Tham khảo thêm thông tin về thuốc Arginin PMP tại đây.

3. Thuốc Amytren Tab

Amytren Tab là thuốc không kê đơn OTC được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột.

Amytren Tab trị rối loạn tiêu hoá

Thành phần

Hoạt chất:

– Pancreatin – 170,0 mg.

– Simethicon – 84,433 mg.

Công dụng

Thuốc Amytren Tab được dùng trong việc điều trị các bệnh như: Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, căng tức bụng do đầy hơi.

Cách dùng và liều dùng

Dùng đường uống.

Liều dùng:

– Người lớn: Uống từ 1 đến 2 viên, dùng 3 lần mỗi ngày trước bữa ăn.

– Trẻ em từ 8 đến 14 tuổi: Uống 1 viên 3 lần mỗi ngày trước bữa ăn.

Lưu ý đối với người dùng thuốc

Chống chỉ định

Thuốc Amytren Tab khuyến cáo không được sử dụng trong các trường hợp sau:

– Viêm tụy cấp.

– Viêm tụy mạn tiến triển.

Tác dụng phụ

– Tiêu chảy hoặc các rối loạn tiêu hóa khác trong thời gian đầu.

– Ngậm chế phẩm trong miệng trước khi nuốt có thể gây kích ứng niêm mạc miệng, gây loét và viêm miệng.

– Ở liều rất cao, các Enzyme tụy ngoại sinh có thể làm tăng Acid Uric niệu và Acid Uric máu.

*Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.

Tham khảo thêm thông tin về thuốc Amytren Tab tại đây.

Kết luận

Các loại thuốc trị RỐI LOẠN TIÊU HOÁ nêu trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có thể tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, tác dụng điều trị Rối loạn tiêu hoá của thuốc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia, vì vậy bệnh nhân phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, không được tự ý sử dụng thuốc.

Nguồn tham khảo: Drugbank, Medplus.

Exit mobile version