Site icon Medplus.vn

Sái khớp háng – Khả năng hồi phục sau phẫu thuật ?

sái khớp háng

sái khớp háng

Sái khớp háng là bệnh gì?

Khớp háng bao gồm chỏm xương đùi và ổ cối của xương cánh chậu. Đây là khớp dạng chỏm cầu. Sái khớp háng là khi chỏm xương đùi bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. 

Sái khớp háng là một dạng chấn thương háng. Sái khớp háng hay còn gọi là trật khớp háng. Tỉ lệ thường gặp 5-7% trong các loại sai khớp. Sái khớp háng sẽ gây đau và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và di chuyển của bạn.

Các loại sái khớp háng

Tùy theo vị trí của chỏm so với hõm khớp ta phân biệt 3 loại trật

  1. Trật ra sau: Rất phổ biến, chiếm 80% hay hơn nữa. Trật ra sau lên trên chiếm phần lớn gọi là trật kiểu chậu. Trật ra sau xuống dưới gọi là trật kiểu ngồi.
  2. Trật ra trước: Ít gặp chiếm khoảng 10% tổng số trật khớp háng. Trật ra trước lên trên gọi là kiểu mu. Trật ra trước xuống dưới gọi là kiểu bịt.
  3. Trật trung tâm: Đáy hõm khớp bị vỡ chỏm bị trật kiểu này di lệch sâu về phía đáy hõm khớp do 2 nguyên nhân. Do lực tác động lên mấu chuyển lớn thúc chỏm vào trong làm vỡ đáy hõm khớp chỏm bị thương tổn nặng (chiếm 55%). Do vỡ xương chậu (phần xương chậu ở hõm khớp) nên chỏm dễ dàng bị di lệch vào trong và chỏm ít bị thương tổn. Do cả hai nguyên nhân vừa nêu trên: Gặp 3 – 5% của  trật trung tâm.

Nguyên nhân gây ra tình trạng sái khớp háng

Khớp háng là khớp lớn nhất, nằm sâu trong cơ thể, rất vững chắc. Lực chấn thương phải rất mạnh mới gây sái khớp háng. Tình trạng này xảy ra khi cơ bên trong đùi và vùng háng bị một lực tác dụng mạnh hoặc đột ngột. Dẫn đến các cơ này bị căng quá mức hoặc thậm chí bị rách.

Các nguyên nhân hay gặp đó là:

Trong một số trường hợp, chuyển động bất thường hay chỉ té ngã đơn giản cũng có thể gây sái khớp háng. Ví dụ: người già, loãng xương, người đã thay khớp háng….

Đối tượng có thể bị sái khớp háng

Bất cứ ai cũng có thể bị sái khớp háng. Thường phổ biến ở những người chơi các môn thể thao cần phải chạy nhảy nhiều. Chẳng hạn như điền kinh, bóng đá, bóng rổ… 

Dấu hiệu của bệnh sái khớp háng

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh sái khớp háng:

Chẩn đoán bệnh sái khớp háng

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Thăm hỏi bệnh sử, mức độ ảnh hưởng của bệnh để nắm tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm nếu cần thiết.

Các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng, thông tin bệnh nhân khai báo và các xét nghiệm để chẩn đoán. 

Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để xem thử xương có bị ảnh hưởng không. 

Chụp CT scan xác định có trật khớp không, mức độ chấn thương.

Ngoài ra, chụp MRI có thể sẽ được thực hiện để việc chẩn đoán có kết quả tốt hơn

Điều trị bệnh sái khớp háng

Điều trị không phẫu thuật

Điều trị sái khớp háng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Thông thường, bạn sẽ tự hồi phục mà không cần phải thực hiện các phương pháp điều trị phức tạp. Bạn có thể chườm đá trong 15 đến 20 phút, bốn lần mỗi ngày, cho đến khi hết sưng và đau. 

Có nhiều phương pháp điều trị không phẫu thuật:

Một số tác dụng phụ của thuốc người bệnh cần lưu ý như nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày…

Cần đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu trên.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu các biện pháp điều trị trên không cải thiện, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật

Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, bán phần hoặc hàn cứng khớp là những phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến. Được chỉ định dựa trên mức độ tổn thương, tuổi người bệnh…

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là một phương pháp phẫu thuật để điều trị những bệnh lý về khớp háng. Thông thường thay khớp háng sẽ giúp người bệnh cải thiện chức năng vận động. Tuy nhiên việc bị trật khớp háng sau khi thay khớp háng là điều thường xảy ra. 

Một trong những biến chứng sau thay khớp háng của người bệnh là sái khớp háng nhân tạo sau phẫu thuật. Trật khớp háng sau phẫu thuật có thể gặp từ 0,5 đến 4%, tùy thuộc vào kỹ thuật mổ, tình trạng của người bệnh, sự phối hợp của gia đình và bệnh nhân…Trật khớp háng thường xảy ra trong 03 tháng đầu sau mổ, tư thế dễ gây trật khớp háng nhất là: gấp, khép và xoay trong khớp háng đặc biệt là khi cả ba tư thế này xảy ra cùng một lúc.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh sái khớp háng

Một số cách phòng ngừa bệnh sái khớp háng:

Chế độ sinh hoạt phù hợp. Tập bài tập để giúp cơ khép trở nên mạnh hơn, luôn luôn khởi động trước tập thể thao. Học và sử dụng các trang thiết bị và dụng cụ thể thao đúng cách

Ba nguyên tắc cơ bản người bệnh phải theo:

Các phương pháp phòng ngừa bệnh sái khớp háng áp dụng cho cả sau khi phẫu thuật. Bởi vì phần khớp háng nhân tạo không thể hoàn thiện như khớp háng thật của con người. Do đó để bảo vệ tốt khớp nhân tạo và phòng ngừa những tai biến có thể xảy ra trước mắt cũng như lâu dài. Việc phục hồi chức năng sớm là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

Trật khớp háng là loại trật khớp ít gặp chỉ chiếm 5% tổng số về trật khớp. Tuy nhiên, hậu quả mà nó để lại khá nặng nề. 

Sái khớp háng có thể để lại các biến chứng lâu dài. Thậm chí sau khi phẫu thuật bệnh vẫn có thể tái phát. Do đó ngay khi phát hiện bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt. Quá trình điều trị khá lâu đòi hỏi người bệnh và người thân phải kiên trì. Sau khi phẫu thuật cũng đừng nên chủ quan mà hãy luôn áp dụng các phương pháp phòng ngừa tái phát. 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo cung cấp thông tin. Không thể bằng lời chẩn đoán của bác sĩ y khoa. Hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để có các biện pháp xử lý kịp thời bạn nhé.

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Vinmec, Sức khỏe đời sống, Hello Bacsi

Exit mobile version