Site icon Medplus.vn

Sâm Bổ Chính – Vị thuốc nổi tiếng ngàn năm trong Đông Y

Giảo cổ lam 3 lá 8 - Medplus

Sâm bố chính là một loại thảo dược quý, từ lâu đã được lưu truyền trong dân gian cũng như Đông y cổ đại với công năng bổ khí huyết, bồi bổ sức khỏe,…Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Sâm thổ hào, Sâm báo, Nhân sâm Phú Yên

Tên khoa học: Abelmoschus sagiitifolius (Kurz) Merr. – Hibiscus sagittifolius Kurz, Hibiscus abelmoschus L.

Họ: họ Bông (Malvaceae)

1. Đặc điểm dược liệu

2. Dược liệu

Rễ sâm bố chính có hình dáng bên ngoài giống nhân sâm, màu vàng nhạt hoặc trắng. Đường kính trung bình của rễ dao động từ 1,5 – 2cm.

3. Phân bố

Sâm bố chính là cây bản địa của Việt Nam. Cách đây khoảng 300 năm, thảo dược này đã được tìm thấy ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình) theo dạng mọc hoang.

Ngày nay, với nhiều lợi ích được phát hiện, sâm bố chính được trồng rộng rãi để làm thuốc. Nhiều nhất là ở các tỉnh Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên, chẳng hạn như Phú Yên, Gia Lai hay Bình Định.

4. Bộ phận dùng

Rễ sâm bố chính là bộ phận được dùng để bào chế thuốc

5. Thu hái – Sơ chế:

Rễ sâm bố chính thường được thu hoạch vào mùa đông. Tùy theo nhu cầu dùng tươi hay khô mà có cách sơ chế khác nhau:

6. Bảo quản

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, tránh để bị ẩm mốc

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Tính mát, vị ngọt, đắng

2. Thành phần hóa học

Theo GS Đỗ Tất Lợi, trong rễ sâm bố chính chứa khoảng 30 – 45% là chất nhầy và tinh bột.

Một báo cáo của PGS TS Trần Công Luận và các cộng sự được thực hiện vào năm 2001 đã ghi nhận thêm rất nhiều thành phần hóa học có trong rễ cây sâm bố chính được trồng tại Bạc Liêu như:

Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện trong sâm bố chính có các chất như Acyl hibiscone B, (R)-de-O-methyllasiodiplodin hay hibiscone B. Đáng lưu ý, hợp chất Acyl hibiscone B trong loại sâm này còn thể hiện độc tính tế bào, có tác dụng chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.

3. Tác dụng dược lý và chủ trị của sâm bố chính

Theo y học cổ truyền

Sâm bố chính có công dụng bổ tỳ vị, thanh nhiệt, dưỡng ẩm, bổ máu, nhuận phế, trợ tiêu hóa, sinh tân dịch. Chủ trị suy nhược cơ thể, mất ngủ, suy dinh dưỡng, rối loạn kinh nguyệt, lao phổi ở trẻ em, hen suyễn, ho, sốt, thiếu máu, trầm cảm, ra nhiều mồ hôi, mỏi lưng, động kinh, tiêu hóa trì trệ, suy giảm sinh lý…

Theo y học hiện đại

Những thử nghiệm trên cho thấy sâm bố chính có thể giúp an thần và ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

4. Cách dùng và liều lượng:

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Trị rối loạn giấc ngủ, nặng ngực, mệt mỏi trong người

2. Cải thiện sức khỏe cho người mới ốm dậy, đối tượng lao động nặng nhọc

3. Chữa suy giảm chức năng thận, cường dương

4. Chữa thận khí kém, đau mỏi lưng gối, suy yếu cơ thể

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Độc tính

Sâm bố chính không có độc . Tuy nhiên, dược liệu này có thể gây dị ứng nếu không hợp cơ địa.

Trường hợp bị dị ứng với sâm, bạn có thể gặp một số triệu chứng như:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version