Site icon Medplus.vn

Sâm Ngọc Linh-“Thần dược TIÊN” giúp BỒI BỔ và CHỮA BỆNH

Sâm Ngọc Linh chữa bệnh

Sâm Ngọc Linh chữa bệnh

Sâm Ngọc Linh được biết đến là một loại sâm quý hiếm, có rất nhiều công dụng chữa bệnh cũng như bồi bổ vô cùng đặc biệt. Hiện nay, đang được Chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp. Hãy cùng Medplus tìm hiểu những công dụng đặc biệt của loại dược liệu này nhé! 

A. Thông tin về Sâm Ngọc Linh

Tên tiếng Việt: Sâm K5, Sâm Ngọc Linh, Thuốc giấu, Nhân sâm Việt Nam

Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grushv.

Họ: Araliaceae (Nhân sâm)

1. Đặc điểm về cây

  • Sâm Ngọc Linh thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, có thể cao lên đến 1m. Thân rễ to có đường kính 3,5cm, không có rễ phụ dày dự trữ, đôi khi ở một số cây phần cuối thân rễ có củ gần hình cầu, đường kính đến 5cm.
  • Thân nhẵn cao 40-80cm, rộng, có 3 mặt hơi tròn có những rãnh nhỏ theo chiều dọc.
  • Lá mọc vòng, thường có 4 lá(ít khi 3, 5, 6). Lá kép chân vịt có 5 (ít khi 6,7) lá chét, lá dài 7-12cm (ít khi 15cm). Lá chét trên cùng hình trứng ngược hoặc hình mũi mác, dài 8-14cm, rộng 3-5cm, đầu lá thường nhọn đột ngột, mũi nhọn kéo 1,5-2cm, gốc lá hình nêm, mép lá có răng cưa nhỏ đều, gân bên 19 (ít khi 8-11) cập dọc theo gân chính và gân bên ở mặt trên của lá chét có nhiều lông cứng dạng gai dài đến 3mm, mặt dưới ít hơn.
  • Cụm hoa dài 25cm, gấp 1,5-2 lần chiều dài của cuống lá, thường mang tán đơn độc ở tận cùng, đôi khi có thêm 14 tán phụ hoặc một hoa đơn độc. Tán hoa chính đường kính 2,5cm, có 50-120 bông. Hoa màu vàng lục nhạt, đường kính hoa nở 3-4mm.
  • Quả khi chín màu đỏ, thường có một chấm đen ở trên đỉnh quả. Quả 1 hạt hình thận, quả 2 hạt có hình cầu hơi dẹt dài 7-10mm rộng 4-6mm.
Hình ảnh cây Sâm Ngọc Linh

2. Phân bố

  • Sâm Ngọc Linh được phát hiện ở độ cao từ 1.200m trở lên, đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700-2.000m dưới tán rừng già, và cho tới nay chỉ có hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là loại sâm này.
  • Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50 cm, có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng, nên được gọi là Sâm Ngọc Linh.

3. Thành phần hoá học

Nguyễn Thời Nhâm và cộng sự đã nghiên cứu nhân sâm Việt Nam từ năm 1974 đến 1990, so sánh với nhân sâm Triều Tiên (Panax ginseng), nhân sâm Nhật Bản (Panax japoncus) và nhân sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefollium). Kết quả có thể tóm tắt như sau:

    • Bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM) đã phát hiện trong Panax vietnamensis (PV) 15 vết saponin có giá trị Rf và màu sắc tương ứng với 12 hợp chất saponin của Panax ginseng.
    • Ocotillol saponin đã trở thành một hợp chất cần được chú ý có thể đưa thành một tiêu chuẩn để phần loại hoá học cho các cây Panax vì nó có thể ảnh hưởng đến một số tác dụng mang tính đặc thù của Panax Việt Nam.
    • Sự có mặt của damaran saponin kiểu ocotillol cũng làm cho nhân sâm Việt Nam khác với nhân sâm Triều Tiên, vì cho đến nay người ta chưa tìm thấy ocotiuol trong nhân sâm Triều Tiên.
    • Năm 1994, Nguyễn Minh Đức còn chứng minh nhân sâm Việt Nam có hàm lượng saponin, dammaran cao nhất (12-15%) so với nhân sâm khác chỉ chứa 10% và số lượng saponin nhiều nhất (49) so với 26 trong nhân sâm Triều Tiên.
    • Ngoài ra, trong nhân sâm Việt Nam còn chứa các polyacetylen, axit béo, axit arrân, gluxit, tinh dầu và một số yếu tố vi lượng.

4. Tác dụng dược lý

  • Về độc tính: Với liều 34g/kg thể trọng của bột chiết toàn phần rễ củ Nhân sâm Việt Nam và với liều 10,6g/kg thể trọng của saponin toàn phần của rễ củ Nhân sâm Việt Nam đều không gây trên súc vật thực nghiệm những triệu chứng nào ngộ độc cả.
  • Nhân sâm Việt Nam không gây tăng huyết áp như Nhân sâm Triều Tiên trong những thí nghiệm tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, tác dụng tăng lực, tăng sức bền của cơ thể, trên nội tiết sinh dục… Tác dụng này làm tác dụng Nhân sâm Việt Nam giống tam thất hơn.

5. Tính vị

Khi nếm thì đầu tiên thấy đắng, sau vẫn thấy đắng, đắng (tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ). Hãm hay sắc củ nhân sâm Việt Nam rồi ta ngậm hay uống hầu như không thấy cảm giác khoan khoái.

B. Công dụng và liều dùng

Củ Sâm Ngọc Linh
  • Hiện nay, Nhân sâm Việt Nam hầu như không thấy được tiêu thụ và sử dụng dưới rễ củ đơn độc như rễ củ Nhân sâm Triều Tiên (Panax ginseng). Thường chỉ được sử đụng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong một thang thuốc hay một dạng bào chế (viên, nước, xirô. ..)
  • Sâm Ngọc Linh đã được đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng Trung Trung Bộ Việt Nam sử dụng từ rất lâu như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, thuốc trị sốt rét, đau bụng, phù thũng,…
  • Sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress vậy lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh khác giúp ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp người bị huyết áp thấp.
  • Ngoài ra, Sâm Ngọc Linh có những tác dụng tuyệt hảo như tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường, kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới.
  • Đặc biệt, Sâm Ngọc Linh có những tác dụng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có như kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu (stress), chống oxy hóa và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.
  • Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc cũng với liều 2-6g một ngày.

C. Cách sử dụng Sâm Ngọc Linh

1. Ngậm tan Sâm Ngọc Linh trong miệng:

  • Đây là cách cơ bản và đơn giản nhất.
  • Dùng cho những người bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, và mắc chứng “phế hư”: chức năng hô hấp kém, phổi yếu, thở gấp, hen suyễn.

2. Sâm Ngọc Linh tẩm mật ong:

  • Rửa củ sâm thật sạch, xong cắt lát mỏng và xếp từng lát sâm vào bình bằng thủy tinh hoặc bằng sành đổ mật ong đầy ngập sâm.
  • Đóng nắp kín trong thời gian khoảng 1 tháng là có thể dùng được.
  • Mỗi ngày ngậm từ 3- 5 lát sâm.
  • Nên sử dụng loại mật ong rừng nguyên chất để ngâm sâm.

3. Sử dụng Sâm Ngọc Linh giống pha trà uống:

  • Sâm Ngọc Linh thái mỏng thành nhiều lát, khi dùng cho vài lát sâm (1g – 2g) vào ấm, đổ nước sôi vào pha như trà.
  • Sau 5 phút có thể sử dụng.
  • Có thể dùng vài lần như vậy cho đến khi cảm thấy vị nhạt dần thì lấy bả ra nhai và nuốt dần.

4. Sâm Ngọc Linh ngâm rượu:

  • Dùng cho người mọi người để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là nam giới, những người phải uống bia rượu nhiều, nên thay thế bằng rượu sâm ngọc linh để bảo vệ gan thận, bồi bổ sức khỏe.
  • Rửa sạch sâm, ngâm vào rượu 50 – 70 độ , và đặc biệt phải ngâm vào bình thủy tinh.
  • Phải ngâm 3 tháng trở lên thì khi sử dụng mới thấy có tác dụng tốt cho cơ thể.
  • Ngâm Sâm Ngọc Linh với tỉ lệ 100g Sâm Ngọc Linh ngâm với từ 2-3 lít rượu, mỗi ngày dùng 50-100(ml).

5. Nấu cháo Sâm Ngọc Linh:

  • Dùng cho người mắc các chứng bệnh mãn tính đường tiêu hóa, người già suy yếu, răng hỏng nhiều.
  • Dùng 3g Sâm Ngọc Linh thái lát rồi sắc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo.

Bạn có thể tham khảo một số bài viết về các loại sâm khác dưới đây:

Sâm Bổ Chính – Vị thuốc nổi tiếng ngàn năm trong Đông Y

Đương Quy – Loại Sâm Quý trị Bách Bệnh

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Sâm Ngọc Linh cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version