Site icon Medplus.vn

Sầm ngọt: Từ thực phẩm tiêu độc, bồi bổ đến bài thuốc trị đa loại bệnh

Sầm ngọt

Sầm ngọt

A. Thông tin về Sầm ngọt

Ngoài tên gọi Sầm ngọt, người dân còn gọi loài thảo mộc này bằng nhiều tên gọi khác nhau như: Sầm, Cóoc mộc. Đây là một loài thảo mộc có nguồn gốc từ Ấn Độ, và được phân bố ở những nơi ẩm ướt, vùng núi cao nước ta. Ngoài quả, vỏ thân và lá cũng được khai thác nhằm làm thành phần trong việc điều chế thuốc chữa bệnh.

Tên khoa học: Memecylon edule Roxb.

Họ: Mua – Melastomataceae.

1. Mô tả cây

2. Bộ phận dùng

Theo các ghi chép, người ta sử dụng vỏ thân và lá của cây Sầm ngọt trong việc chữa bệnh – Cortex et Folium Memecyli Edulis.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của phân vùng Ấn Độ – Malaixia; Tại Việt Nam, người ta thường thấy cây này mọc trên đất hơi ẩm vùng rừng núi đồng bằng.

Chi Memecylon L. gồm các loài thường là cây bụi hoặc gỗ nhỏ, phân bố rải rác ở các vùng nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở khu vực Ấn Độ – Malaysia. Ấn Độ có trên 30 loài; Việt Nam 15 loài, nhất là ở các tỉnh phía nam và ngoài hải đảo.

B. Tính vị, công dụng và liều dùng

1. Tính vị và tác dụng

Theo nghiên cứu, lá cây Sầm ngọt có vị chát và đắng. Lá cây có tác dụng tiêu độc.

2. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả sầm ngọt có thể sử dụng làm thực phẩm vì ăn được.

Người ta thường dùng vỏ thân và lá để điều chế thuốc chữa bệnh. Vỏ dùng chữa sốt, sốt rét. Lá dùng chữa rắn cắn và chữa đau mắt.

Thông tin về ứng dụng của loài cây này ở nước ngoài:

C. Bài thuốc có vị Sầm ngọt

1. Chữa sốt, sốt rét

Thành phần: Vỏ cây Sầm. Phơi khô và sắc uống, liều khoảng 6 – 12g.

2. Chữa rắn cắn

Thành phần: Lá Sầm tươi. Giã lá, thêm nước, gạn rồi uống. Ngoài ra còn có thể lấy bã để đắp.

3. Chữa đau mắt

Thàn phần: Lá sầm ngọt khô. Lấy lá hãm, rồi lấy nước dùng để rửa mắt.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version