Site icon Medplus.vn

SẢN GIẬT: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Cùng Medplus  tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh sản giật bạn đọc nhé!

 

Sản giật

1. Sản giật là gì?

Sản giật (tiếng Anh là Eclampsia) là một biến chứng của tiền sản giật nặng, lúc này thai phụ xuất hiện các cơn co giật nặng hoặc hôn mê sâu không rõ nguyên nhân. Cơn co giật có thể xảy ra trước khi sinh, khi thai kỳ được 20 tuần, trong lúc sinh hoặc sau khi sinh, đặc biệt là đối với những thai phụ từng có dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật.

Cơn sản giật thường đi sau tiền sản giật, đặc trưng bởi huyết áp tăng cao xảy ra trong thai kỳ và sau khi sinh. Tuy nhiên trường hợp sau sinh lại hiếm gặp hơn. Khi tình trạng bệnh của thai phụ tiến triển nặng, gây tác động lên não dẫn đến các cơn co giật, lúc này thai phụ đã mắc chứng sản giật.

2. Nguyên nhân sản giật

Các chuyên gia sản khoa cho biết, tiền sản giật là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sản giật ở thai phụ. Thai phụ sẽ chuyển sang giai đoạn sản giật khi xuất hiện các triệu chứng như co giật, hôn mê sâu…

Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ sự bất thường trong quá trình hình thành và chức năng của nhau thai. Lưu lượng máu truyền đến nhau thai giảm đi, khiến việc nuôi dưỡng thai nhi bị hạn chế. Lý giải về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng có thể xuất phát từ nguyên nhân:

Huyết áp tăng cao

Biến chứng xảy ra khi huyết áp thai phụ tăng cao, lực truyền máu lên thành động mạch không đủ lớn, ảnh hưởng đến động mạch và các mạch máu khác. Hiện tượng này có thể gây sưng tấy các mạch máu trong não và thai nhi đang lớn trong bụng. Lưu lượng máu bất thường sẽ cản trở khả năng hoạt động của não bộ, có thể gây ra các cơn co giật – triệu chứng đặc trưng của hội chứng sản giật.

Protein niệu

Bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Thông thường, thận sẽ lọc các chất thải từ máu và tạo ra nước tiểu. Tuy nhiên, thận sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng có trong máu như protein niệu (protein trong nước tiểu) để phân phối lại cho cơ thể. Khi cầu thận – bộ lọc của thận bị hư hỏng, protein có thể bị rò rỉ và bài tiết vào nước tiểu. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu nước tiểu của thai phụ để xét nghiệm tìm protein.

3. Triệu chứng sản giật

Vì là căn nguyên dẫn đến sản giật, do đó thai phụ có thể gặp các dấu hiệu của tiền sản giật như:

4. Điều trị sản giật

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật và sự trưởng thành của thai nhi mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp nhất.

Trường hợp bệnh ở thể nhẹ

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi tình trạng sức khỏe của thai phụ, kết hợp điều trị bằng thuốc nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển thành sản giật, giữ thai phụ và thai nhi ở “khung an toàn” cho đến khi thai nhi đủ trưởng thành để có thể chào đời.

Trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng

Khi thai phụ gặp các biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ chấm dứt thai kỳ. Thai nhi có thể được sinh sớm, và kế hoạch chăm sóc trẻ sinh non được chỉ định phụ thuộc vào thời gian mang thai và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bên cạnh đó, kiểm soát huyết áp trong thời gian mang thai là rất quan trọng. Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, nên điều trị hạ huyết áp đối với những thai phụ có huyết áp tâm thu > 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 110mmHg

Kiểm soát huyết áp cũng rất quan trọng trong khoảng 48 giờ sau sinh vì nguy cơ thai phụ gặp sản giật ở mức độ cao nhất. Do đó, nên kiểm soát huyết áp tâm thu < 150mmHg và huyết áp tâm trương < 100mmHg trên hai lần, đọc cách nhau ít nhất 4 giờ.

Thuốc điều trị

Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc nhằm ngăn ngừa triệu chứng co giật ở thai phụ, gọi là thuốc chống co giật. Ngoài ra, thai phụ cũng cần sử dụng thuốc trong trường hợp huyết áp tăng cao.

Sản giật

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh về bệnh sản giật, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version