Site icon Medplus.vn

Sâu ban miêu: Vị thuốc điều trị các bệnh ngoài da mà ít người hay biết

Sâu ban miêu

Sâu ban miêu

A. Thông tin về Sâu ban miêu

Tuỳ theo phân vùng mà người ta gọi Sâu ban miêu với nhiều tên gọi khác nhau, tiêu biểu là Nguyên thanh, Ban manh, Ban mao (Trung Quốc), Sâu đậu (Việt Nam), Cantharide vésicante (Pháp). Do tính chất gây rộp da, nên người ta sử dụng loài sâu này trong Y học nhằm điều trị các bệnh có tính chất liên quan tới bệnh ngoài da.

Tên khoa học: Lytta vesicatoria Fabr.

Họ: Ban miêu Meloidae

1. Mô tả

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Sâu ban miêu sống hoang dại ở khắp các tỉnh nước ta. Vào sáng sớm, trước khi mặt trời mọc, lúc sâu chưa tỉnh người ta đi bắt hoặc lắc cành lá cho sâu ngã vào túi vải, hoặc có khi dùng vợt để vợt.

Thu hái: Ở Việt Nam mùa bắt vào giữa tháng 5 đến giữa tháng 6 (Khoảng 20-4 đến 15-5 âm lịch). Sau đó nhúng cả túi hay vợt vào nước sôi cho sâu chết. Có nơi sau khi sâu chết lại hơ trên hơi dấm đun sôi rồi mới đem phơi cho khô hoặc sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ thấp. Sâu ban miêu phải đựng trong lọ kín, để nơi khô ráo, vì ẩm sẽ làm hỏng sâu.

Chế biến: Trong y học cổ truyền, khi dùng còn ngắt bỏ đầu, bỏ ruột (Cấu đốt sau cùng rồi rút ra, ruột sẽ ra theo). Khi dùng còn sao với gạo nếp 1-2 lẩn để giảm bớt độ độc.

Bảo quản: Việc bảo quản sâu ban miêu rất khó, vì có một số sâu bọ khác hay ăn các bộ phận mềm của sâu ban miêu. Muốn bảo quản thường người ta cho một ít long não hay thủy ngân vào đáy lọ. Hoặc ngay sau khi ở lò sấy ra, còn đang nóng cho ngay vào các lọ đã tiệt trùng rồi đậy kín. Thời gian gần đây, do việc sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học, thêm vào việc sử dụng sâu ban miêu có giảm nên việc thu bắt sâu ban miêu hầu như không được chú ý.

3. Mô tả dược liệu

B. Công dụng và liều dùng

1. Công dụng

Ban miêu được dùng chủ yếu bên ngoài làm thuốc rộp da để gây mụn dẫn độc hoặc làm thuốc tụ bệnh.

Uống trong có thể gây xót dạ dày và ruột rồi đi tới viêm các bộ phận sinh dục và tiểu tiện. Có khi chỉ dán thuốc rộp có ban miêu cũng thấy có hiện tượng này xảy ra.

Sâu ban miêu thuộc loại độc bảng A, hiện chưa thấy dùng uống trong. Tuy nhiên người ta còn dùng cồn ban miêu với liều (8-10 giọt) trong bệnh viêm thượng bì thận hay cường dương (rất nguy hiểm và giả tạo) làm thuốc thông tiểu và chữa phù.

2. Liều dùng

Bột ban miêu: ngày uống 0,02-0,03g (tối đa 0,03g/lần; 0,06 g một giờ)

Cồn ban miêu: 10%-VI-X giọt uống để gây rộp da hoặc tụ máu

Thuốc cao dán có ban miêu để dán vào nơi định gây rộp.

Lưu ý:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version