Theralene là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu các thông tin về thuốc, cách sử dụng và liều dùng, chỉ định và chống chỉ định, một số tác dụng phụ cũng như nơi và giá bán của loại thuốc này.
Thông tin về thuốc
Số Đăng Ký: VD-32209-19
Ngày kê khai: 06/08/2019
Đơn vị kê khai: Công ty Cổ phần Sanofi Việt Nam
Dạng bào chế: Si rô
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Olanzapin 10mg- 10mg
Đơn vị tính: Chai
Quy cách đóng gói: Hộp 1 chai 90ml
Hạn sử dụng: 24 tháng
Công dụng – Chỉ định
Theralene được chỉ định để điều trị trong các trường hợp:
- Điều trị các biểu hiện dị ứng như: viêm mũi, viêm kết mạc, phù Quincke, nổi mề đay.
- Điều trị bổ trợ trong bệnh ngoài da chữa ngứa như: chàm, ngứa sẩn.
- Điều trị các chứng ho khan khó chịu, nhất là do dị ứng và do kích thích.
- Tình trạng mất ngủ và kích động.
Cách dùng – Liều lượng
Cách dùng thuốc Theralene:
Dùng Theralene theo đường uống, khi dùng nên sử dụng dụng cụ lường có khắc vạch 2,5 ml, 5 ml và 10 ml.
Liều dùng thuốc Theralene:
Sirô: dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng.
Kháng histamine, trị ho: Điều trị triệu chứng ngắn hạn (vài ngày). Có thể lặp lại liều dùng nhưng không quá 4 lần trong ngày. Trường hợp điều trị ho, nên uống thuốc vào thời điểm thường xảy ra cơn ho.
- Người lớn: mỗi lần 5-10 mg, tương đương mỗi lần uống 1-2 viên hay 10-20 ml sirô.
- Trẻ em trên 6 tuổi (khoảng 20 kg): 0,125-0,250 mg/kg/lần, tương đương mỗi lần uống 1/2-1 viên.
- Trẻ em, nhũ nhi trên 12 tháng tuổi: 0,125-0,250 mg/kg/lần, tương đương mỗi lần uống 0,25-0,5 ml sirô/kg.
Nên ưu tiên uống thuốc Theralene vào buổi chiều tối do alimemazine có thể gây buồn ngủ.
Chống chỉ định
Thuốc Theralene KHÔNG ĐƯỢC DÙNG trong các trường hợp sau:
- Tiền sử dị ứng với thuốc kháng histamin.
- Tiền sử bị mất bạch cầu hạt (giảm đáng kể số lượng bạch cầu trong máu) với các phenothiazin khác.
- Khó tiểu do nguyên nhân tuyến tiền liệt hoặc nguyên nhân khác.
- Một số thể bệnh glôcôm (tăng nhãn áp).
- Trẻ em dưới 24 tháng tuổi.
Thông thường KHÔNG NÊN DÙNG THUỐC NÀY trong các trường hợp sau đây, trừ khi có chỉ định của bác sĩ:
- Trong ba tháng đầu thai kỳ.
- Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
- Dùng kết hợp với sultopride.
Tác dụng phụ
Một số tác dụng khi gặp cần NGƯNG ĐIỀU TRỊ NGAY VÀ HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ:
- Phản ứng dị ứng: kiểu nói mẩn ngoài da (đỏ da, eczema, ban xuất huyết, nổi mề đay); phù Quincke (nói mề đay kèm sưng phù mặt và cổ có thể gây khó thở); sốc phản vệ.
- Hiện tượng da mẫn cảm ánh nắng.
- Giảm bạch cầu nghiêm trọng trong máu có thể biểu hiện bằng sự xuất hiện hoặc tái diễn sốt đi kèm có hoặc không đi kèm với các dấu hiệu nhiễm khuẩn,
- Giảm tiểu cầu một cách bất thường trong máu có thể biểu hiện bằng chảy máu cam hoặc chảy máu lợi,
- Co giật,
Một số tác dụng khác thường gặp hơn: buồn ngủ, giảm tỉnh táo, rõ rệt hơn trong giai đoạn bắt đầu điều trị; rối loạn trí nhớ hoặc sự tập trung, chóng mặt (hay gặp ở người già); mất phối hợp vận động, run; lú lẫn, ảo giác; khô miệng, rối loạn thị giác, bí tiểu, táo bón, hồi hộp, hạ huyết áp.
ĐỪNG DO DỰ HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ VÀ THÔNG BÁO CHO BÁC SĨ NHỮNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN GẶP PHẢI KHI SỬ DỤNG THUỐC
Tương tác thuốc
Các phối hợp không nên dùng:
- Rượu: Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamin. Ảnh hưởng bất lợi trên sự tỉnh táo có thể gây nguy hiểm khi lái xe và sử dụng máy móc. Tránh dùng các thức uống có cồn và những thuốc có chứa cồn.
- Do thành phần cồn có trong thuốc (380mg trong 10ml sirô), tránh dùng với các thuốc gây phản ứng disulfiram với rượu như cefamandole, cefoperazone, latamoxel, chloramphenicol, chlorpropamide, glibendamide, glipizide, tolbutamide, griseofulvine, metronidazole, omidazole, secnidazole, tinidazole, ketoconazole, procarbazine.
- Sultopride: Nguy cơ dẫn đến rối loạn nhịp thất đặc biệt là xoắn đỉnh, do thuốc có ảnh hưởng điện sinh lý.
Các phối hợp cần cân nhắc:
- Các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác (thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, barbiturat benzodiazepine, donidin và dẫn chất thuốc ngủ, dẫn chất morphin (giảm đau và chống ho), methadone, thuốc an thần kinh, thuốc giải lo âu: tăng cường sự ức chế thần kinh trung ương. Sự tỉnh táo bị ảnh hưởng có thể dẫn đến nguy hiểm khi lái xe hoặc sử dụng máy móc.
- Atropin và các chất khác có hoạt tính giống atropin (thuốc chống trầm cảm, imipramin, thuốc kháng cholin, thuốc chống co thắt kiểu atropin, disopyramid, thuốc an thần kinh họ phenothiazin): tăng tác dụng không mong muốn kiểu atropin như bí tiểu, táo bón, khô miệng.
ĐỂ TRÁNH TƯƠNG TÁC CÓ THỂ CÓ GIỮA NHIỀU LOẠI THUỐC, PHẢI THÔNG BÁO CHO BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ BIẾT VỀ TẤT CẢ CÁC THUỐC KHÁC ĐANG DÙNG.
Bảo quản thuốc
Bảo quản siro Theralene ở nhiệt độ không quá 30 độ C.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Có thể dễ dàng mua thuốc Theralene ở các nhà thuốc tư nhân, quầy thuốc đajt chuẩn được cấp phép hoặc tại các nhà thuốc bệnh viện trên toàn quốc.
Giá thuốc
Thuốc Theralene có giá được niêm yết là 15.230 VND/chai
Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời gian mà bạn mua. Tuy nhiên nếu mua được thuốc Theralene với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Drugbank