Site icon Medplus.vn

SỐC NHIỄM KHUẨN: NGUYÊN NHÂN VÀ CHẨN ĐOÁN

Cùng Medplus tìm hiểu về nguyên nhân và cách chẩn đoán bệnh sốc nhiễm khuẩn bạn đọc nhé!

Sốc nhiễm khuẩn

1. Sốc nhiễm khuẩn là gì?

Nhiễm trùng huyết (sepsis) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở mô và cơ quan như hô hấp, tiêu hoá, xương khớp…Theo SEPSIS-3 thì nhiễm trùng huyết được định nghĩa là tình trạng đáp ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng bị mất kiểm soát, gây nên rối loạn chức năng của các tạng nguy hiểm đến tính mạng.

Sốc nhiễm khuẩn là sepsis có tụt huyết áp, bất thường của tế bào và chuyển hóa đe dọa nguy cơ bị tử vong, mặc dù hồi sức dịch đầy đủ, vẫn đòi hỏi thuốc co mạch để duy trì một huyết áp trung bình (MAP) ≥65 mmHg và lactate> 2 mmol/L (> 18mg/dL)

2. Nguyên nhân sốc nhiễm khuẩn

Sốc nhiễm khuẩn là một giai đoạn trong một quá trình bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng. Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến sốc nhiễm khuẩn còn do nhiễm virus hoặc nấm.

Một số các loại vi khuẩn thường gây ra nhiễm khuẩn huyết như:

  • Vi khuẩn Gram (-): Vi khuẩn Gram (-) đường ruột họ Enterobacteriaceae như Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella và các vi khuẩn Enterobacter; Pseudomonas aeruginosa; Burkholderia pseudomallei.
  • Vi khuẩn Gram (+): Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis
  • Các vi khuẩn kỵ khí: Clostridium perfringens, Bacteroides fragilis.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Người già, trẻ sơ sinh, đẻ non
  • Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thải ghép hoặc đang điều trị hoá chất và tia x
  • Người bệnh cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạ
  • Người bệnh có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập như đinh nội tuỷ, catheter, đặt ống nội khí quản…

3. Chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn

Người bệnh sẽ được chẩn đoán là sốc nhiễm khuẩn khi có các tiêu chuẩn sau:

  • Nhiễm khuẩn nặng dẫn đến rối loạn chức năng các cơ quan.
  • Tụt huyết áp : cụ thể HA tâm thu < 90mmHg, HA trung bình < 70 mmHg, HA tâm thu giảm > 40mmHg hoặc huyết áp giảm dưới 2 lần độ lệch chuẩn so với giá trị bình thường của lứa tuổi đó) và không hồi phục khi bù đủ dịch hoặc cần phải dùng thuốc vận mạch.

Trên lâm sàng

Hỏi bệnh: Nếu bệnh nhân không còn tỉnh táo, thì bác sĩ có thể yêu cầu người thân cung cấp thông tin để hỗ trợ cấp cứu như:

  • Tiền sử: Tiêm phòng, suy giảm miễn dịch, bệnh mãn tính…
  • Các yếu tố nguy cơ: Sơ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng, có các dẫn lưu hoặc thủ thuật can thiệp….
  • Triệu chứng khởi phát: giúp xác định ổ nhiễm trùng nguyên phát và định hướng tác nhân: nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, da…

Khám lâm sàng

  • Phát hiện các dấu hiệu của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân: Nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở.
  • Dấu hiệu sốc: Các dấu hiệu sớm của sốc (sốc còn bù): thay đổi về tinh thần (kích thích quấy khóc, mệt mỏi nhưng vẫn tỉnh), mạch nhanh nhẹ hoặc bình thường, huyết áp tăng nhẹ hoặc trong giới hạn bình thường, tiểu giảm < 1 ml/kg/h, refill < 2 giây).
  • Phát hiện các ổ nhiễm khuẩn: Da, vết mổ, tai mũi họng, phổi, nước tiểu.
  • Ban chỉ điểm của nhiễm khuẩn: ban xuất huyết hoại tử, bầm máu, hồng ban.

Cận lâm sàng

Các xét nghiệm và kỹ thuật cần thực hiện để chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn:

  • Xét nghiệm máu: Công thức máu (công thức bạch cầu, Hb, tiểu cầu), các chỉ số đánh giá chức năng gan thận, chức năng đông máu, Đường máu, lactat, điện giải đồ, khí máu,…
  • Cấy mẫu bệnh phẩm ổ nhiễm khuẩn nghi ngờ: mủ, đờm, nước tiểu, phân,…tốt nhất là trước khi dùng kháng sinh.
  • Cấy máu: Làm trước khi tiêm kháng sinh. Lấy tối thiểu 2 mẫu máu để gửi cấy máu, trong đó: 1 mẫu qua đường tĩnh mạch đã lưu trên 48 giờ và 1 mẫu qua đường ngoại vi.
  • CRP/ procalcitonin: C- Reactive Protein (CRP) và Procalcitonin (PCT) là những marker sinh học. Xét nghiệm định lượng nồng độ CRP và Procalcitonin trong máu có thể giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng viêm do nhiễm khuẩn. Xét nghiệm CRP cho phép xác định tình trạng viêm sớm hơn rất nhiều so với việc sử dụng tốc độ máu lắng.
  • Xét nghiệm và siêu âm thăm dò giúp phát hiện tổn thương, ổ nhiễm trùng hoặc áp xe bằng: Chụp X-quang phổi, siêu âm ổ bụng, CT Scan…

Chẩn đoán xác định

Khi có đủ 3 tiêu chuẩn sau:

  • Nhiễm khuẩn nặng có nguồn gốc nhiễm khuẩn.
  • Rối loạn chức năng của ít nhất một cơ quan.
  • Hạ huyết áp không đáp ứng với bù dịch.

Chẩn đoán phân biệt

  • Sốc giảm thể tích:Mất nước hoặc mất máu, áp lực tĩnh mạch trung tâm thấp, sốc đáp ứng tốt với bù dịch hoặc máu.
  • Sốc tim: Xảy ra sau nhồi máu cơ tim cấp với EF thấp.
  • Sốc phản vệ.

Chẩn đoán mức độ nặng

  • Nếu có tiến triển thành suy đa tạng là yếu tố tiên lượng nặng.
  • Lactat máu tăng dần và tụt huyết áp không đáp ứng với thuốc vận mạch là biểu hiện nặng của sốc nhiễm khuẩn.

4. Điều trị sốc nhiễm khuẩn

Bao gồm các bước cơ bản sau:

  • Kiểm soát, duy trì đường thở và hô hấp
  • Khôi phục tuần hoàn
  • Sử dụng kháng sinh và kiểm soát ổ nhiễm khuẩn
  • Sử dụng Hydrocortison:  Chỉ sử dụng khi sốc kém đáp ứng với vận mạch hoặc chưa cắt được vận mạch sau 48h, không dùng một cách hệ thống.
  • Kiểm soát đường máu
  • Điều trị Bicarbonate: Nếu mục tiêu là cải thiện huyết động hoặc giảm yêu cầu vận mạch ở bệnh nhân giảm tưới máu mô gây toan chuyển hoá máu lactic có ph>=7.15 thì không sử dụng liệu pháp sodium bicarbonate.
  • Điều trị dự phòng các biến chứng
  • Giải quyết nguồn nhiễm khuẩn bằng chọc, hút, dẫn lưu hoặc phẫu thuật nếu có chỉ định ( phải làm trước lọc máu liên tục)
  • Lọc máu liên tục: Lọc máu được thực hiện khi huyết áp tâm thu > 90 mmHg và ổ nhiễm khuẩn đã được giải quyết bằng chọc, hút, dẫn lưu hoặc phẫu thuật ngoại khoa và càng sớm càng tốt ngay sau khi có chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn.

    Sốc nhiễm khuẩn

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về sốc nhiễm khuẩn, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version