Site icon Medplus.vn

SỎI THẬN-Những điều bạn cần lưu ý!!!

nhung dieu ban can luu y khi soi than - Medplus

Sỏi thận là một bệnh lý đường tiết niệu nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến, gây nhiều đau đớn cho người mắc. Trong nhiều trường hợp còn gây ra nhiều ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe người bệnh. Trong bài viết hôm nay, Songkhoe.medplus.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh sỏi thận và những điều mà người bệnh cần lưu ý nhé!

Sỏi thận là gì ?

Sỏi thận(sạn thận,sỏi tiết niệu) là hiện tượng bệnh lý xuất hiện khi các muối và chất khoáng lắng cặn trong thận và đường tiết niệu. Các chất lắng cặn kết tinh lại với nhau để tạo thành các tinh thể muối khoáng được gọi là sỏi (hay sạn), mà chủ yếu là các tinh thể Canxi. Kích thước của sỏi có thể lên đến vài cm. Các trường hợp sỏi nhỏ thường được bài tiết ra ngoài theo nước tiểu và không gây đau. Bệnh nhân thường đau đớn khi gặp phải các trường hợp sỏi lớn. Chúng di chuyển từ bể thận xuống niệu quản, bàng quang, gây tổn thương đường tiết niệu người bệnh.

Sỏi thận là bệnh gì?

Các loại sỏi thận thường gặp:

Nguyên nhân mắc bệnh sỏi thận

Những viên sỏi có thể hình thành nếu nước tiểu có chứa quá nhiều các hóa chất nhất định. Chẳng hạn như canxi, axit uric, cystine hay sỏi struvite (một hỗn hợp của phosphate, magnesium và amoni). Chế độ ăn uống có lượng protein cao và uống quá ít nước có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Khoảng 85% sỏi thận được hình thành từ canxi. Ngoài ra, còn có sỏi axit uric xảy ra thường xuyên hơn nếu có bệnh gút, sỏi struvite hình thành thường xuyên hơn trong nước tiểu bị nhiễm trùng (sỏi nhiễm trùng).

Nguyên nhân bị sỏi thận

Biểu hiện của người sỏi thận

Biểu hiện của người bị sạn thận

Những người có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Chẩn đoán bệnh sỏi thận

Bạn có thể làm các xét nghiệm và thủ tục chẩn đoán để xác định có bị bệnh sỏi thận hay không như sau:

Cách điều trị sỏi thận hiệu quả

Tùy thuộc vào loại, kích thước sỏi và mức độ nhiễm trùng để có phương pháp điều trị sỏi thận thích hợp. Với những trường hợp sỏi nhỏ với, bác sĩ có thể cân nhắc tới hướng điều trị nội khoa. Mục đích chính của điều trị nội khoa là hỗ trợ, tạo điều kiện để bệnh nhân đái ra sỏi. Điều trị bằng thuốc kháng sinh chống viêm, giãn cơ, giảm đau. Tập thể dục, uống nhiều nước cũng là cách để loại thải sỏi ra ngoài. Các loại thuốc khác sỏi thận bao gồm:

Trong trường hợp sỏi có gây đau hoặc tắc, giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn:

Một số phương pháp phòng ngừa sỏi thận mà bạn nên biết

Những cách phòng ngừa bệnh sỏi thận mà bạn nên biết

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có những dấu hiệu sau đây:

Nếu bạn bị sỏi thận hoặc bạn có nguy cơ bị sỏi thận, hãy nói chuyện với bác sĩ và thảo luận về các phương pháp phòng ngừa tốt nhất. Một số phòng khám sỏi thận uy tín:

Nguồn: Hellobacsi.com, Mayoclinic.org, Healthline.com

Exit mobile version