Site icon Medplus.vn

Sóng rắn: Thảo dược “thần kỳ” giúp giải nhiệt, trị ho

Sóng rắn

Sóng rắn

A. Thông tin về Sóng rắn

Cam thảo cây, sóng rận, sóng rắn nhiều lá là những tên gọi khác được nhân dân nhắc đến bên cạnh tên gốc. Đây là loài thảo mộc có thể được khai thác và sử dụng tương tự Cam thảo, nhằm mục đích điều chế thuốc chữa bệnh ho rất hiệu quả.

Tên khoa học: Albizia myriophylla Benth.

Họ: Trinh nữ – Mimosaceae

1. Mô tả cây

Sóng rắn

2. Bộ phận dùng

Nhân dân thu hái các bộ phận chính như vỏ thân, vỏ rễ – Cortex et Cortex Radix Albiziae Myriophyllae.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Cây mọc hoang dại ở các tỉnh phía Nam

Thu hái, chế biến: Trước đây không thấy khai thác, chỉ những năm gần đây dựa vào vị ngọt của vỏ thân và vỏ rễ người ta khai thác với mục đích dùng thay cam thảo.

4. Thành phần hoá học

Trong rễ cây sóng rắn có 0,035% ancaloit, màu trắng ngà vị rất đắng, 6% saponin thô màu vàng, nâu nhạt, vị gắt cây, hút ẩm ở ngoài không khí. Ngoài ra còn có cho phản ứng flavonoit và steroit.

Cho chuột nhắt (trọng lượng 20g) uống dung dịch nước với liều 18g/kg thể trọng đến 20g/kg chuột chết sau 2 – 3 ngày. Tỉ lệ tử vong 10% (với liều 18g/kg), đến 25% (với liều 20g/kg).

B. Vị thuốc Sóng rắn

Tính vị: Sóng rắn có vị ngọt hơi lợm giọng, tính mát, không độc.

Công dụng:

C. Bài thuốc có chứa Sóng rắn

Giải nhiệt và Chữa ho như Cam thảo: Ngày dùng 10-20g sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version