Site icon Medplus.vn

SỐT PHÁT BAN: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

Cùng Medplus tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh sốt phát ban bạn đọc nhé!

Sốt phát ban

1. Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây ra do virus herpes 6 hoặc 7. Bệnh thường vô hại và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng. Có nhiều loại sốt phát ban, trong đó có 2 loại phổ biến là ban đỏ và ban đào.

2. Nguyên nhân sốt phát ban là gì?

Ở trẻ em, hệ miễn dịch còn non kém chưa được phát triển toàn diện nên dễ bị virus Herpes tấn công. Một trẻ bị mắc phát ban sẽ rất dễ dàng lây sang những trẻ khác thông qua sự tiếp xúc cơ thể. Ngoài ra khi sử dụng chung đồ vật, dụng cụ với người bị phát ban cũng có thể bị lây nhiễm virus phát ban Herpes.

Vì đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, hiếm gặp ở người lớn nên môi trường lây nhiễm thường là nhà trẻ, khu vui chơi giải trí,…

Bên cạnh nguyên nhân trên, nguyên nhân sốt phát ban còn có thể do:

3. Triệu chứng sốt phát ban là gì?

Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh sốt phát ban thường xuất hiện từ 1- 2 tuần sau khi mắc bệnh, thi thoảng sẽ khoogn có dấu hiệu hoặc có triệu chứng nhẹ khiến chúng ta chủ quan. Theo đó các biểu hiện cụ thể sẽ là:

  • Sốt cao trên 39,4 độ ngay khi nhiễm virus gây bệnh. Các triệu chứng đi kèm như viêm họng, ho, sổ mũi, kéo dài tình trạng từ 3-5 ngày. Ở trẻ bị sốt phát ban, cha mẹ có thể thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của trẻ.
  • Xuất hiện hiện tượng phát ban, các nốt phát ban nổi lên theo sau cơn sốt. Trên da người bệnh bắt đầu có các đốm đỏ, nhỏ, hoặc sưng lên, một số đốm sẽ có vòng trắng bao quanh. Phát ban ở trẻ sẽ bắt đầu lan rộng từ vùng ngực, lưng, bụng, sang cổ tay và cánh tay. Có thể lan xuống chân và lên mặt, tùy tình trạng, và thường biến mất sau vài giờ, thậm chí là vài ngày mà không để lại vết tích gì trên da trẻ.

Cha mẹ cũng cần chú ý thêm dấu hiệu để phân biệt sốt phát ban đỏ và sốt phát ban đào. Sốt phát ban đỏ thường do virus sởi gây ra, trẻ cũng sẽ bị sốt, dấu hiệu sốt giảm khi phát ban xuất hiện. Phát ban ban đầu mọc ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân.

Các nốt ban dạng sẩn, nổi lên bề mặt da, khi mất thường để lại những vết thâm trên da gần như dạng vằn hổ. Bên cạnh đó, trẻ bị sốt phát ban đỏ có triệu chứng kèm theo là chảy nước mắt, nước mũi, ho, đỏ mắt.

Trong khi đó sốt phát ban đào thường kéo dài khoảng 3 ngày, với nốt ban xuất hiện ở mặt đầu tiên, sau đó lan xuống chân. Ban đào do virus rubella gây ra thường dày hơn, có màu nhạt hơn ban đỏ. Trẻ bị ban đào có tình trạng sưng đau hạch sau tai, hạch cổ, dưới chẩm, có thể đau khớp kèm theo.

Một số dấu hiệu, triệu chứng sốt phát ban khác có thể xuất hiện là sự khó chịu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, có hiện tượng tiêu chảy nhẹ, chán ăn, sưng mí mắt…

4. Điều trị sốt phát ban

Nếu bạn đã hiểu sốt phát ban là bệnh gì thì chắc hẳn bạn sẽ biết đây là bệnh lành tính, mà đã lành tính thì nó có thể tự khỏi sau vài ngày nếu các triệu chứng bệnh sốt phát ban nhẹ và được chăm sóc tốt. Tuy nhiên vẫn cần phải làm những việc sau:

Nếu bệnh nhân sốt cao cần hạ sốt đúng cách. Cho sử dụng paracetamol liều lượng 10 – 15 mg/kg thể trọng với 2 – 3 lần/ngày. Nếu sốt cao kéo dài nhưng không được điều trị sẽ dẫn biến chứng về thần kinh và tim mạch.

Nếu bệnh nhân bị ho, đau họng, nghẹt mũi có thể sử dụng thuốc điều trị

Bổ sung vitamin cần thiết như A, C và các dưỡng chất cần thiết

Bù nước, điện giải trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy dẫn đến mất nước

Điều trị dứt điểm các biến chứng nếu bệnh nhân bị sốt phát ban gặp phải

Lưu ý khi điều trị sốt phát ban

Sốt phát ban

Tìm hiểu từ nguồn:Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh sốt phát ban là gì?, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version