Site icon Medplus.vn

Sự ảnh hưởng của bố mẹ lên thành tích trẻ

Khi bố mẹ muốn con mình đạt điểm cao thì bố mẹ thường đặt kỳ vọng lên con cái. Và nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em có thể xem những kỳ vọng này là áp lực. Và áp lực phải thực hiện không những điều bố mẹ muốn thường không giúp trẻ hoàn thành được nó. Sự ảnh hưởng của bố mẹ lên thành tích trẻ đóng vài trò quan trọng trong việc hình thành khả năng thành công trong tương lai của trẻ.

Áp lực của cha mẹ về việc vượt trội có thể làm tăng nguy cơ căng thẳng của trẻ em, cũng như có tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng. Điều này đặc biệt đúng nếu cha mẹ coi trọng điểm số và thành tích hơn những thứ như sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, lòng tốt và các kỹ năng xã hội.

Sự ảnh hưởng của bố mẹ lên thành tích trẻ

Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của bố mẹ lên thành tích trẻ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Arizona bắt đầu điều tra xem thái độ của cha mẹ đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe tâm lý và kết quả học tập của trẻ em. Họ yêu cầu 506 học sinh lớp 6 xếp hạng ba điều hàng đầu trong danh sách sáu lựa chọn mà chúng tin rằng cha mẹ mong chờ từ chúng.

Ba trong số các giá trị liên quan đến thành công cá nhân, chẳng hạn như đạt điểm cao và có một sự nghiệp thành công sau này trong cuộc sống. Ba giá trị còn lại liên quan đến lòng tốt và sự tử tế đối với người khác. Sau đó, họ so sánh những phản hồi này với mức độ học tập của trẻ ở trường, xem xét cả điểm số và báo cáo hành vi.

“Những đứa trẻ có thành tích và báo cáo hành vi tốt nhất là ở những đứa trẻ tin rằng cha mẹ chúng coi trọng lòng tốt ngang bằng hoặc hơn thành tích cá nhân.”

Mặt khác, những đứa trẻ thấy cha mẹ chú trọng đến thành tích hơn là cách sống tử tế với người khác có nhiều khả năng gặp phải những việc tiêu cực chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng, lòng tự trọng thấp, gặp phải các vấn đề về hành vi, bị cha mẹ chỉ trích, gặp vấn đề trong tiếp thu kiến thức và do đó điểm kém hơn.

Chúng ta thấy rõ thông điệp ở đây là khi cha mẹ đẩy thành tích lên trên lòng nhân ái và sự tử tế, điều đó tạo tiền đề cho sự căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và điểm kém hơn, có thể thấy ngay từ học sinh năm lớp 6. Đồng tác giả nghiên cứu Suniya Luthar, Tiến sĩ, giáo sư tâm lý học tại Đại học Bang Arizona, cho biết: “Ngay cả khi chỉ có bố hoặc mẹ nhấn mạnh về thành tích học tập, điểm số vẫn sẽ kém.

Cách khuyến khích trẻ phát triển bản thân

Cách khuyến khích trẻ phát triển bản thân

Cách con cái tiếp nhận các giá trị của cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ đặc biệt là khi chúng đến tuổi vị thành niên. Trẻ em bước vào trường trung học cơ sở sẽ trải qua rất nhiều thay đổi, nhận ra chúng là ai và chúng nghĩ gì về thế giới xung quanh. Trong thời điểm chuyển đổi lớn này, thái độ của cha mẹ về thành tích, những tấm gương mà họ nêu ra và phong cách nuôi dạy con cái của họ có thể có tác động lớn.

Không có gì sai khi khuyến khích trẻ cố gắng hết sức mình. Các vấn đề nảy sinh khi cha mẹ thúc ép, chỉ trích và gửi thông điệp rằng trẻ em cần phải chiến thắng bằng mọi giá hoặc lòng tự trọng của chúng phải đến từ những đánh giá bên ngoài thay vì mối quan hệ tích cực với những người khác. Hãy sử dụng những phương pháp dưới đây để giúp trẻ thành công trong khi hỗ trợ chúng một cách lành mạnh và hiệu quả.

Đừng đặt kỳ vọng quá cao lên trẻ

Tiến sĩ Luthar nói: “Nếu bạn là một bậc cha mẹ chăm chỉ, có sự nghiệp và thu nhập tốt, thì việc thúc đẩy trẻ hãy sống như bạn chưa chắc có hiệu quả lên trẻ. Hành động sống và làm việc của ba mẹ gây ảnh hưởng đến trẻ nên bạn không cần thiết phải liên tục lặp lại thông điệp rằng trẻ cần đạt điểm cao. Thay vào đó, hãy ở bên để hỗ trợ khi chúng gặp khó khăn và cho chúng biết rằng chúng nên tự hào về những nỗ lực của mình.

Đừng quá chú trọng vào thành công

“Phần còn lại của thế giới đang truyền cho trẻ em thông điệp rằng chúng cần phải làm tốt hơn.” Tiến sĩ Luthar nói. Với những áp lực mà trẻ đã phải đối mặt để thành công, điều quan trọng hơn bao giờ hết mà cha mẹ có thể làm cho trẻ là hướng trẻ vào các giá trị tốt đẹp và cung cấp một không gian an toàn, nơi trẻ cảm thấy được hỗ trợ.

Đừng chỉ trích trẻ

Đừng chỉ trích trẻ

Một cách hạ thấp lòng tự trọng của con trẻ là chỉ ra những thiếu sót của chúng và tập trung vào những gì chúng đã làm sai. Thay vào đó, hãy giúp con bạn nghĩ ra cách giải quyết vấn đề và cho chúng biết rằng bạn tự hào về những nỗ lực của chúng. Hãy tích cực và giúp chúng nhìn ra các giải pháp thay vì tiêu cực và ủ rũ về các vấn đề.

Một nghiên cứu khác từ năm 2015 cho thấy các chỉ trích và hình phạt từ cha mẹ sẽ gây phản tác dụng mỗi khi trẻ bị điểm kém. Trong khi đó, những tương tác ấm áp giữa cha mẹ và con cái và một môi trường gia đình hỗ trợ và kích thích học tập sẽ giúp trẻ phát triển bản thân hơn.

Đưa ra thông điệp về lòng tốt

Như nghiên cứu của Tiến sĩ Luthar đã chỉ ra rõ ràng, thái độ phải chiến thắng bằng mọi giá từ cha mẹ sẽ gây phản tác dụng trong thời gian dài lên trẻ. Thay vào đó, hãy nói chuyện với con bạn về tầm quan trọng của sự trung thực, sự tôn trọng người khác và sự tử tế với mọi người. Thảo luận về lý do tại sao việc cư xử không tử tế, phản bội, ích kỷ và khinh thường người khác có thể gây hại cho các mối quan hệ và cuộc sống trẻ. Nhắc trẻ rằng bạn bè và gia đình cũng quan trọng như thành tích và giải thưởng.

Nhất quán trong lời nói và hành động

Nếu bố mẹ nói với trẻ rằng bố mẹ sẽ hạnh phúc miễn là chúng cố gắng hết sức, nhưng sau đó chỉ trích khi chúng không giành được chiến thắng hoặc trở nên tức giận khi chúng không đạt điểm cao trong mỗi môn học. Hãy nhớ rằng những hành động thường có ý nghĩa hơn lời nói, đặc biệt khi chúng liên quan đến nhận thức của trẻ em về mong muốn của bố mẹ lên chúng.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, nếu thấy hay hoặc bổ ích hãy share và bình luận phía dưới nhé! Chúc bạn luôn vui khỏe.

Exit mobile version