Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 1 và những lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi tuần 1

Ở giai đoạn này, thai nhi chưa được hình thành, nhưng vẫn là một phần trong quá trình mang thai. Thai nhi tuần 1 thực chất là tuần nguyệt san của mẹ. Ngày dự sinh thường được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối đến tuần thứ 40. Ở một số mẹ bầu sinh muộn quá trình mang thai có thể kéo dài đến tuần thứ 42.

Thai nhi tuần thứ nhất là thời điểm mẹ đang chuẩn bị rụng trứng

Tuần thứ nhất cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Sự thay đổi cơ thể mẹ trong tuần thứ nhất

Ở thời điểm này, cơ thể mẹ đang chuẩn bị rụng trứng. Hiện tượng này xảy ra từ ngày thứ 12 đến 14 kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ cuối trước khi mang thai.

Rụng trứng là hiện tượng trứng đã trưởng thành được thả ra từ buồng trứng, di chuyển xuống ống dẫn trứng và chờ được thụ thai. Nếu mẹ có kế hoạch mang thai, đây là thời điểm thích hợp và có thể dự đoán thời điểm rụng trứng của mẹ.

Những lưu ý của mẹ

Phụ nữ muốn mang thai cần bổ sung nhiều dưỡng chất, đặc biệt là vitamin và axit folic. Mẹ nên hấp thụ khoảng 400mg axit folic mỗi ngày. Cung cấp đủ lượng axit folic làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật ống thần kinh, nứt cột sống.

Axit folic làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật ống thần kinh

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần thai thứ nhất

Mẹ nên tham khảo bác sĩ để chắc chắn hơn về việc bổ sung axit folic. Mẹ nên có một chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với từng thời kỳ của thai nhi.

Mẹ cần phải cẩn thận khi uống thuốc, bởi thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc. Nên uống thuốc theo toa của bác sĩ và không nên dừng uống thuốc khi bác sĩ chưa cho phép.

Để an toàn hơn, Mẹ nên hỏi bác sĩ các vấn đề sau:

Ở tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ nên làm xét nghiệm kiểm tra ngày rụng trứng. Việc xác định ngày rụng trứng giúp mẹ biết khi nào là thời điểm thụ thai thích hợp nhất. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là 28 ngày, có khi là 21 hoặc dài hơn tùy vào cơ địa mỗi người.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 1

Lưu ý về thực phẩm

Ở tuần thai thứ nhất, mẹ nên dùng những thực phẩm dinh dưỡng tốt, tránh ăn những thức ăn không lành mạnh, đồ ăn nhanh.  Mẹ nên chuẩn bị mình một thực đơn dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai. Ăn thực phẩm giàu đạm và chất xơ giúp bé cưng phát triển tốt hơn.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu ở thai nhi tuần thứ nhất

Lưu ý về sức khỏe

Cố gắng giữ gìn sức khỏe và hoạt động đều đặn bằng cách tập luyện thể dục đều đặn và ăn uống hợp lý. Đi khám sức khỏe định kỳ để chắc chắn rằng mẹ có một thể trạng tốt cho việc mang thai. Béo phì, hút thuốc lá, sử dụng thuốc hay lối sống không lành mạnh nói chung, sẽ làm chậm việc có thai.

Mẹ hãy kiểm tra việc chích ngừa để chắc chắn cho sự an toàn của mẹ và đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Bổ sung dinh dưỡng

Ở tuần thai thứ nhất, mẹ bầu nên chú ý bổ sung các vitamin, đặc biệt là axit folic. Nên sử dụng axit folic khoảng vài tháng liền trước khi mang thai nếu mẹ có điều kiện. Nếu không mẹ có thể sử dụng axit folic khi mới bắt đầu mang thai. Nên sử dụng axit folic càng sớm càng tốt. Ngoài ra, mẹ nên tránh tuyệt đối các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,… để bảo đảm an toàn trong quá trình thụ thai.

Tiêm ngừa Vacxin cho mẹ ở thời kỳ thai nhi tuần 1

1. Vacxin sởi, quai bị và Rubella

Triệu chứng của bệnh sởi: sốt, ho, sổ mũi, các đốm đỏ xuất hiện trên cơ thể sau đó vài ngày.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus gây sưng tuyến nước bọt gây ra.

Rubella hay còn gọi là sởi Đức có triệu chứng giống bệnh cảm cúm và kèm theo các vết ban.

Nếu mẹ mắc phải một trong 3 bệnh này trong thời kỳ mang thai, tỷ lệ sảy thai sẽ rất cao. 85% em bé có mẹ mắc các bệnh này sẽ bị dị tật bẩm sinh như khiếm thính hoặc thiểu năng.

Mẹ nên tiêm phòng Vacxin sởi, quai bị và Rubella trước 3 tháng khi bắt đầu thụ thai.

2. Vacxin ngừa bệnh thủy đậu

Là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus, khiến mẹ bị sốt và nổi những vết ban gây ngứa ngáy khó chịu.

Khoảng 2% bé được sinh ra từ các bà mẹ bị mắc bệnh thủy đậu vào 5 tháng đầu tiên khi mang thai, sẽ bị dị tật bẩm sinh, liệt hình, liệt chi dưới. Mẹ mắc bệnh thủy đậu trước khi chuyển dạ có thể lây bệnh cho con và đe dọa tính mạng bé.

3. Vacxin cúm

Thuốc tiêm ngừa cúm được sản xuất từ các virus đã chết nên sẽ không gây hại cho thai nhi. Mẹ nên tránh dùng vacxin dưới dạng xịt bởi nó được sản xuất từ virus còn sống.

Mẹ nên hỏi và tham khảo ý kiến bác sĩ khi tiêm ngừa để bắt đầu mang thai.

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé !

Xem thêm bài viết: Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 2.

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version