Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 10 và những lưu ý

Sự phát triển thai nhi tuần 10 và những lưu ý
Sự phát triển thai nhi tuần 10 và những lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi tuần 10

Thai nhi 10 tuần lúc này gần như có một cơ thể như người trưởng thành. Với chiều dài khoảng 4cm nặng khoảng 7g, to bằng quả quýt.

Các bộ phận quan trọng trong cơ thể bắt đầu hoạt động như: thận, ruột, não, gan đi vào đúng chức năng của nó. Tủy sống có dấu hiệu sản xuất ra bạch cầu.

Hoạt động cơ thể thai nhi linh động hơn với các chuyển động xoay người, lật người. Nhưng do cơ thể thai nhi còn bé nên mẹ thường không cảm nhận được rõ ràng.

Xương khớp bắt đầu cứng cáp hơn. Chồi răng có dấu hiệu mọc dưới nướu và trở nên chắc lại.

Quá trình phát triển thai nhi tuần thứ 10

Lưu ý cho thai nhi:

Thai nhi hiện tại đã có những ý thức cơ bản, mẹ có thể nghe nhạc hoặc trò chuyện với thai nhi.

Do thai nhi vẫn còn đang trong quá trình phát triển cơ thể hoàn thiện bộ phận quan trọng. Nên mẹ vẫn phải chú ý dinh dưỡng và cơ thể.

Tế bào thần kinh đang được sản xuất với số lượng lớn, các nhiễm sắc thể đang hoàn thành công việc của mình. Để không bị ảnh ưởng đến thai nhi mẹ không tiếp nhận bất kì thuốc gì mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Tuần thứ 10 cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 10

Trong khoảng thời gian này mẹ sẽ tăng cân nhanh chóng. Với khẩu vị tốt hơn, không bị nghén hay kén ăn nữa mẹ thường sẽ tăng 0,5kg một tuần. Mẹ nếu không muốn tăng cân nhiều như vậy thì vẫn có thể kiểm soát dinh dưỡng được.

Mọi thay đổi cơ thể mẹ trong tuần này có vẻ tốt hơn những tuần ốm nghén. Nhưng bên cạnh đó sẽ xuất hiện một số dấu hiệu khác như: tức ngực, nặng bụng,…

Các biểu hiện như đi tiểu nhiều hay xì hơi thì vẫn còn tồn tại đến khi mẹ bầu đẻ.

Bụng mẹ có dấu hiệu bự lên trong tuần 10

Sự thay đổi tâm lý mẹ bầu trong tuần 10

Tâm lý mẹ trong tuần này sẽ khá ” kích động” với những niềm vui về việc thai nhi đã có ý thức, ốm nghén không còn xuất hiện. Trong tuần này mẹ sẽ có nhiều nhu cầu sinh lý với bố hơn, do hormone nữ tăng trưởng nhiều.

Nhưng thay đổi tâm lý khi mang thai thì mẹ vẫn luôn xuất hiện và tồn tại đến khi sinh con. Nên mẹ đừng ” đa sầu đa cảm” quá nhé.

Lưu ý cho mẹ

Việc quan hệ vợ chồng khi mang thai sau ba tháng đầu bác sĩ không cấm nhưng cần chú ý tư thế và tần suất.  Mẹ cũng chú ý nên vệ sinh sạch sẽ sau quan hệ và cơ thể để vi khuẩn không xâm nhập.

Mẹ cũng lưu ý tránh làm những công việc bê, vác, tác động trực tiếp đến bụng. Mẹ chú ý mặc đồ không gò bó phần bụng và ngực để tránh khó chịu đến thai nhi.

Thường thì khi mang thai sẽ thèm ăn vặt nên mẹ nên chuẩn bị sẵn những món ăn vặt dinh dưỡng trong túi.

Tuần 10 là tuần của ” mẹ và bố” nhưng vẫn cần một số chú ý nhé mẹ

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 10

Trao đổi với bác sĩ

Nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề dinh dưỡng, quan hệ vợ chồng khi mang thai ở tuần này. Có thể yêu cầu bác sĩ đo nhịp tim của trẻ.

Hỏi thêm bác sĩ về vấn đề sức khỏe thai nhi để chắc rằng thai nhi không bị biến chứng gì khi thai nhi đang phát triển các bộ phận quan trọng.

Nếu mẹ có mong muốn dùng các loại mỹ phẩm hay thuốc cho chăm sóc da thì vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ

Xét nghiệm nào cần thiết

Mẹ nếu có nhu cầu kiểm tra cơ thể thì mẹ có thể yêu cầu bác sĩ khám:

Sức khỏe của mẹ và tuần thai thứ 10

Lưu ý về dinh dưỡng

Lưu ý dinh dưỡng cho tuần này không có sự thay đổi mấy so với các tuần trước. Các mẹ chỉ cần chú ý bổ sung thêm các chất giàu canxi, các hạt tốt cho phát triển não.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý với cơ thể mẹ, tránh nạp quá nhiều chất vào cơ thể. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn nhiều trái cây trước bữa cơm.

Tránh các loại trái cây như: nho, đu đủ xanh hoặc chưa chín, thơm( dứa) vì các chất trong đó không tốt cho cơ thể mẹ trong mấy tháng đầu.

Dinh dưỡng tuần 10 cho mẹ và bé

Lưu ý về sức khỏe

Mẹ cần đảm bảo giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là: răng, âm hộ, các vết thương. Nhằm tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập cơ thể, làm cơ thể bị bệnh. Khi mẹ bị bệnh trong tuần thai nhi đang phát triển não bộ thì não bộ thai nhi rất dễ bị tổn thương và gây biến chứng.

Mẹ chú ý luyện tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh hơn, sức đề kháng tốt hơn. Mẹ tuyệt đối không hút thuốc hay bất kì chất kích thích nào nhé.

Vẫn là những lưu ý về sức khỏe cho mẹ trong những tháng đầu

Bổ sung dinh dưỡng

Mẹ trong tuần này nếu không muốn tăng cân quá nhiều mà vẫn muốn đủ chất cho cơ thể. Thì mẹ có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng thuốc vitamin bổ sung dưỡng chất.

Mẹ chú ý dù có dùng thuốc vitamin thì cũng không nên lạm dụng quá nhiều mà nên kết hợp điều độ giữa thuốc và thực phẩm.

Thai nhi tuần 10 là bước mở đầu cho sự phát triển toàn diện cơ thể. Việc mẹ chú ý cơ thể sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất có thể.

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé !

Xem thêm các bài viết khác:

Bài viết được tham khảo tại: https://www.whattoexpect.com/ 

Exit mobile version