Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 15 và những lưu ý

Các thực phẩm tốt cho bà bầu 3 giữa thai kỳ

Các thực phẩm tốt cho bà bầu 3 giữa thai kỳ.

Quá trình phát triển thai nhi tuần 15

Thai nhi tuần 15 giờ đây có kích thước nặng khoảng 75 gram và dài 9,5-10 cm tính từ đầu đến chân.

Tuần 15, thai nhi nặng khoảng 75 gram và dài 9,5-10 cm tính từ đầu đến chân.

Lúc này làn da của bé đang dần hoàn thành nhưng còn khá mỏng. Tóc và lông mày của bé vẫn tiếp tục tăng trưởng. Vị trí tai đã được cố định và có thể nghe được.

Hệ thống xương đang tiếp tục phát triển. Bé đang luyện tập hít thở bằng cách luân chuyển nước ối từ mũi đến các phần khác của đường hô hấp trên. Điều này sẽ giúp  sự phát triển của các phế nang (các túi khí) trong phổi.

Thai nhi dần hoàn thiện và phát triển.

Thai nhi 15 tuần cũng đã hình thành vị giác. Tuy nhiên, bé vẫn chưa cảm nhận và phân biệt được các vị khác nhau. Cơ thể bé bắt đầu hấp thụ canxi giúp cho xương chắc khỏe hơn và hình thành răng. Canxi đã bắt đầu tích lũy trong các xương nhỏ để giúp xương phát triển. Vì vậy, bạn hãy nhớ bổ sung các thực phẩm chứa canxi trong chế độ ăn uống của mình.

Tuần thứ 15 cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 15

Khi tử cung lớn dần, các vòng dây chằng đỡ tử cung cũng đang dày lên và giãn ra . Mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều vì đang ở giai đoạn ổn định của thai kỳ. Mẹ cũng ít buồn nôn hơn, ít thay đổi cảm xúc hơn và nước da hồng hào, căng mịn.

Mẹ bầu ít buồn nôn, ít thay đổi cảm xúc hơn trước.

Tuy nhiên một số triệu chứng khó chịu vẫn còn như ngạt mũi, chảy máu cam. Đồng thời xuất hiện thêm các triệu chứng mới như da ửng đỏ, nóng trong người do lượng máu lưu thông trong cơ thể  tăng lên. Mẹ bầu cũng có thể nhận thấy các tĩnh mạch ở chân cũng xuất hiện rõ hơn. Chân sẽ đau nhức nếu đứng quá lâu.

Vào giai đoạn này, tóc các bà bầu thường dày, suôn mượt, óng ả. Móng tay yếu, dễ gãy.

Sự thay đổi tâm lý của mẹ ở tuần 15

Trong thời gian này các mẹ thấy cả tủ quần áo thì dường như đều đã chật hết rồi và không mặc vừa được cái nào nữa. Việc ăn mặc trở nên khó khăn hơn, nếu không thay đổi vòng bụng thì cũng là vòng ngực. Vì vậy các mẹ hãy sắm cho mình những bộ đồ bầu phù hợp ngay nhé.

Khi mang thai sẽ xuất hiện những tâm lý nhạy cảm, suy nghĩ nhiều hơn. Đôi khi chỉ là suy nghĩ bâng quơ. Đừng để những suy nghĩ đó trong lòng mà hãy tâm sự với “anh xã” để hai bên có thể hiểu nhau hơn.

Tâm sự với chồng giai đoạn mang thai.

Lưu ý của mẹ

Đi bộ rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu nhưng giai đoạn này các mẹ không nên đi quá nhiều. Chú ý luyện tập thể dục phù hợp và điều độ. Chú ý hoạt động quá sức có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Mỗi lần đi bộ chỉ nên tầm 20-30 phút, có thể đi bộ 3-5 lần mỗi tuần. Nếu cơ thể đang mệt hay khó thở thì mẹ không nên đi bộ hay vận động. Mẹ bầu cần phải tránh vận động nặng gây áp lực cho vùng chậu, dây chằng tử cung.

Hoạt động quá sức có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé.

Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi bắt đầu kế hoạch vận động.

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi bổ sung các thực phẩm chức năng và các loại thuốc nếu mắc bệnh.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 15

Trao đổi với bác sĩ về thai nhi tuần 15

Huyết áp sẽ giảm khi các mẹ bầu đứng lên đột ngột, có thể gây ra chóng mặt hay ngất xỉu. Cố gắng tránh đứng lên nhanh, thay vào đó hãy đứng lên chậm và từ để cơ thể có thể điều chỉnh thích hợp.

Giữ gìn vệ sinh cẩn thận nếu mẹ bầu dễ bị nổi mẩn. Tắm rửa sạch sẽ và thường xuyên thay đồ lót. Chất liệu cotton phù hợp cho bà bầu giúp thấm mồ hôi và thoải mái.

Xét nghiệm thai nhi tuần thứ 15

Khi đi khám bác sĩ, bác sĩ có thể xác định tình trạng sức khỏe của mẹ có bất kì vấn đề gì hay không và tiến hành các xét nghiệm cần thiết phụ thuộc vào sức khỏe.

Sức khỏe mẹ bầu và thai nhi tuần 15

Lưu ý dinh dưỡng

Thai nhi tuần 15, bà bầu nên bổ sung các thực phẩm chứa axit béo, sắt, canxi, vitamin D và một số loại vitamin khác.

Axit béo là thành phần quan trọng giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh con thiếu cân… Các chất này thường có nhiều trong những loại dầu thực vật như: dầu dừa, dầu olive, hạnh nhân, dầu đậu phộng, hạt óc chó…

Axit béo quan trọng trong thời gian mang thai.

Thiếu sắt khi mang thai sẽ dẫn đến thiếu máu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho quá trình sinh nở. Mỗi ngày, mẹ bầu cần được cung cấp đủ 20-30mg sắt mỗi ngày, có thể bổ sung qua đường ăn hoặc uống các loại vitamin bổ trợ. Các thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, yến mạch, rau bi na, súp lơ xanh, các loại đậu…

Bổ sung 20-30mg sắt mỗi ngày đối với bà bầu.

Thai nhi tuần 15 rất cần lượng lớn canxi để hấp thụ, canxi giúp xương bé trở nên cứng cáp và chắc khỏe. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D trong tuần này. Các thực phẩm chứa canxi bà bầu không nên bỏ qua như: sữa, sữa chua, phô mai, trứng gà, cá…

Uống sữa bổ sung canxi.

Vitamin B1 có trong thịt lợn nạc, các loại đậu, rau cải xanh…

Vitamin B2 có nhiều trong các loại thịt và ngũ cốc.

Vitamin B6 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, thịt gà, trái bơ…

Vitamin B9 là thành phần quan trọng để thai nhi có một hệ thần kinh khỏe mạnh, các thực phẩm giàu vitamin B9 bao gồm súp lơ, măng tây, gan động vật…

Lưu ý sức khỏe

Mẹ bầu cần phải tránh các hoạt động nặng gây nên áp lực cho vùng chậu, dây chằng tử cung… nên vận động sau giờ ăn ít nhất hai tiếng đồng hồ. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời.

Hormone thai kỳ không tốt cho nướu răng nên nướu răng của mẹ dễ bị sưng, viêm và dễ chảy máu. Vì vậy các mẹ hãy sử dụng bàn chải đánh răng có độ mềm tốt, đánh răng 2 lần/ngày để ngăn ngừa sâu răng, làm sạch lưỡi khi đánh răng.

Bổ sung dinh dưỡng

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng qua các loại thực phẩm, các mẹ bầu có thể bổ sung qua các vitamin hoặc các loại sữa dành cho bà bầu. Tuy nhiên các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng các vitamin này nhé!

Xem thêm bài viết: Sự phát triển của thai nhi tuần 16 và những lưu ý

Nguồn tham khảo: tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!