Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 17 và những lưu ý

2 3 - Medplus

Thai nhi tuần 17, bé đã nặng khoảng 200gr, dài 14cm, to bằng cỡ củ cải. Da của bé lúc này trong suốt (có thể nhìn thấy các mạch máu dưới da). Lớp mỏng màu trắng trơn bóng giúp bảo vệ da bé trong môi trường nước ối.

Bộ phận phát triển mạnh mẽ nhất của bé trong thời gian này hẳn là nhau thai. Nhau thai tối ưu hóa chức năng nuôi dưỡng thai nhi bằng các chất dinh dưỡng, oxy và loại bỏ chất thải.

Những cử động co duỗi tay chân khiến mẹ nhận thấy ngày càng nhiều trong vài tuần tới. 

Thính giác bắt đầu hoạt động, nghe được những âm thanh bên ngoài bụng mẹ (tiếng nhạc, tiếng ồn…).

Giai đoạn tuần thứ 17, em bé bắt đầu biết nuốt dịch nước ối. Vì thế, thận bắt đầu làm việc để sản xuất ra nước tiểu. Những sợi tóc đầu tiên xuất hiện trên đỉnh đầu thai nhi và một lớp lông tơ mịn phủ đầy khắp cơ thể. Khuôn mặt của thai nhi tuần thứ 17 sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về cân nặng thai nhi.

Nếu đây là bé gái, tử cung và ống dẫn trứng được hình thành ở đúng vị trí. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé đã có thể nhìn ra. 

Thai nhi tuần 17, bé đã nặng khoảng 200gr, dài 14cm, to bằng cỡ củ cải

Tuần thứ 17 cơ thể mẹ thay đổi ra sao ?

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ trong tuần 17

Từ tuần này, bạn sẽ cảm thấy khó thở và hơi mệt mỏi hơn. Hệ tuần hoàn làm việc mạnh mẽ để bơm máu nuôi cơ thể của mẹ và cuống nhai bé. 

Bầu ngực có dấu hiệu căng và thay đổi đáng kể từ tuần thứ 17. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone đang hoạt động để chuẩn bị cho ngực mẹ sản xuất sữa. Lượng máu chảy vào ngực nhiều hơn và các tuyến sữa phát triển để chuẩn bị cho bé bú. Điều này làm tăng kích thước ngực của mẹ khiến tĩnh mạch nổi rõ đến mức có thể nhìn thấy được

Thai nhi kích thích sự thèm ăn từ tuần 16 bởi sự phát triển cơ thể vượt bậc. Và nhu cầu ăn uống của mẹ tăng lên kể từ giai đoạn này. Vì thế, nên ăn những bữa ăn chính hoặc các bữa ăn phụ nhưng giàu dinh dưỡng.

Chứng ợ nóng thai kì xuất hiện nguyên nhân là do lượng hooc môn tăng cao làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này đồng nghĩa thức ăn nằm trong dạ dày tiêu hóa lâu làm lượng axit tiết ra nhiều hơn. 

Hệ tim mạch của mẹ đang có những thay đổi mạnh mẽ như huyết áp thấp hơn bình thường. Vì vây, nên thay đổi từ từ từ tư thế nằm hoặc ngồi để hạn chế việc chóng mặt.

Điều đáng lưu ý ở giai đoạn này các mẹ dễ rơi vào tình trạng suy nhược, đặc biệt là những thai phụ có tiền sử suy nhược thần kinh. Giữ tinh thần thoải mái bằng việc tập thể dục và ngủ đúng giờ. Ngoài ra, hãy chia sẻ những vấn đề khó khăn cùng chồng để thấu hiểu và cho bạn những động viên tích cực. 

Mẹ sẽ cảm thấy khó thở và hơi mệt mỏi hơn. Hệ tuần hoàn làm việc mạnh mẽ để bơm máu nuôi cơ thể của mẹ và cuống nhai bé.

Sự thay đổi tâm lý của mẹ ở tuần 17

Những cử động đáng yêu của bé khiến mẹ háo hức, ngóng trông. Mẹ thường xuyên áp tay lên bụng để cảm nhận những cú đạp, sự di chuyển của con. Điều này để mẹ biết “vận động viên” nhí luôn khỏe mạnh và hoạt động năng nổ.

Vì con lớn lên mỗi ngày và có những phát triển rõ rệt nên mẹ có xu hướng tập trung vào bé yêu ngày càng nhiều.

Những cử động nhỏ của bé là niềm vui của mẹ

Lưu ý của mẹ

Siêu âm thai kỳ diễn ra từ tuần 18 – 22 để theo dõi sự phát triển của thai nhi và các cơ quan nội tạng như não, tim, gan, thận,…Ở giai đoạn này, siêu âm có thể hé lộ giới tính của bé do cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ. 

Bạn biết không, bé có thể phân biệt được giọng bố và mẹ. Vì thế, nên trò chuyện cùng hát hoặc kể chuyện để con yêu “thích thú” và vui vẻ, thông minh khi chào đời. 

Từ tuần thứ 17, mẹ nên tham gia các lớp học thai giáo mang lại các bài học bổ ích dạy con từ trong bụng. Ngoài ra, việc gặp gỡ các thai phụ để cùng chia sẻ mang lại rất nhiều kinh nghiệm và giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Yoga được xem là bộ môn nhẹ nhàng nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu trong thai kỳ. 

Siêu âm thai kỳ diễn ra từ tuần 18 – 22 để theo dõi sự phát triển của thai nhi và các cơ quan nội tạng như não, tim, gan, thận

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 17

Triệu chứng chóng mặt khá phổ biến ở tuần thứ 17. Vậy có nguy hiểm như các mẹ lo lắng? Điều này hết sức bình thường và sẽ dần biến mất trong thời gian mang thai. Những lúc đau đầu, chóng mặt các mẹ nên nghỉ ngơi và tập hít thở sâu. Ngoài ra, nên ăn uống để nạp lại năng lượng sau những cơn chóng mặt, đau đầu.

Triệu chứng chóng mặt khá phổ biến ở tuần thứ 17

Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 17

Lưu ý về dinh dưỡng

Năng lượng thật sự cần thiết cho các hoạt động của mẹ và bé. Tốt nhất, bạn cần tiêu thụ 340 calo mỗi ngày. Để có đủ calo, mẹ cần phải bổ sung các thực phẩm như trái cây, rau củ, sữa ít béo và ngũ cốc. Nên chú ý đến lượng protein để hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này.

Folate, sắt, vitamin A và canxi là vitamin mang lại dưỡng chất đặc biệt mà mẹ cần phải bổ sung. Theo nghiên cứu của viện Y học, mẹ bầu cần nhận được 600 microgram folate, 27 mg sắt, 770 microgram vitamin A và 1000 mg canxi mỗi ngày.

DHA là một loại axit béo omega 3, đóng vai trò quan trọng trong phát triển thai nhi. Phụ nữ mang thai ở tuần 17 cần 200 – 300 mg DHA mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển tối ưu. Những thực phẩm chứa lượng DHA như cá hồi, cá ngừ giúp thai nhi sáng mắt và thông minh. 

Chế độ dinh dưỡng tốt đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thai nhi

Lưu ý sức khỏe

Thai nhi dần to lên đồng nghĩa trọng lượng tăng chèn ép lên đôi chân và dẫn đến chuột rút. Nên luyện tập giãn cơ để máu huyết lưu thông ổn định và hạn chế việc đi đứng quá lâu. 

Táo bón và bệnh trĩ xảy ra ở một số phụ nữ mang thai. Cách phòng chống tốt nhất với bệnh táo bón và trĩ là lập kế hoạch với một chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, và tập thể dục thường xuyên.

Nên uống nhiều nước, ăn chất xơ để giảm táo bón thai kì

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé !

Nguồn : https://www.webmd.com/

Tham khảo các thông tin hữu ích

Làm gì để con thông minh từ trong “trứng”? 

Ưu-nhược điểm của phương pháp gây tê màng cứng

Rụng tóc sau sinh – vấn đề bệnh lý?

 

Exit mobile version