Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 2 và những lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi tuần 2

Trong những tuần đầu của thai kỳ, thai nhi vẫn chưa có sự phát triển rõ rệt. Em bé chỉ mới bằng cỡ một hạt giống nhỏ. Thai nhi tuần 2 là thời điểm làm tổ. Sự kiện này xảy ra khi mẹ có chu kỳ hàng tháng. Các mẹ không thấy ngạc nhiên với việc ra máu nhẹ ở tuần thứ hai này.

Sự phát triển của thai nhi tuần 3

Đây cũng là thời điểm xác định được giới tính của bé cưng. Trong số 46 nhiễm sắc thể tạo nên vật liệu di truyền. Có 2 nhiễm sắc thể (NST), một từ trứng và một từ tinh trùng, quyết định giới tính của bé. 2 nhiễm sắc thể này còn được gọi là nhiễm sắc thể giới tính.

Mỗi trứng có một nhiễm sắc thể giới tính X, tuy nhiên, ở tinh trùng có thể có nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y. Nếu tinh trùng mang NST giới tính X thụ tinh với trứng, thai nhi là một cô bé (NST giới tính XX). Nếu tinh trùng mang NST giới tính Y thụ tinh với trứng, thai nhi là một cậu bé (NST giới tính XY).

Tuần thứ hai cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Sự thay đổi cơ thể mẹ trong tuần thứ hai

Ở thời điểm này, cơ thể mẹ đã sẵn sàng rụng trứng để thụ tinh. Khi quan hệ, tinh trùng sẽ đi vào cơ thể và hướng vào trứng đang chờ thụ tinh. Chỉ có một tinh trùng duy nhất có thể tiếp cận và thâm nhập vào trứng để thụ tinh. Sau khi trứng được thụ tinh sẽ cấy lên thành tử cung, thành tử cũng sẽ dày lên. Bắt đầu nuôi dưỡng thai nhi 2 tuần tuổi. Bấy giờ, mẹ vẫn chưa thể biết được mình có mang thai hay không cho đến vài tuần sau đó.

Sự thay đổi tâm lý của mẹ trong tuần 2

Mẹ có thể cảm thấy hồi hộp và lo âu vì không xác định được kỳ kinh nguyệt. Mẹ sẽ có cảm giác khó chịu, dễ nổi nóng, tâm trạng thất thường như khi bị hành kinh. Những lúc thế này mẹ nên thư giản bằng cách nghe những bản nhạc dễ chịu, hoặc đi bộ trong khuôn viên nhà.

Mẹ bầu thường căng thẳng khi mang thai.

Những lưu ý của mẹ

Tuần thứ hai của thai kỳ, dấu hiệu mang thai vẫn chưa được rõ ràng, tùy vào cơ địa của mỗi mẹ. Cách tốt nhất để biết, mẹ nên kiểm tra chu kỳ kinh nguyệt của mình. Mẹ nên đến gặp bác sĩ nếu  như chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa đến.

Cố gắng giữ gìn sức khỏe và tránh bị quá nóng. Nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao trong những tuần đầu của thai kỳ, có thể mang lại rủi ro cho em bé vì cơ thể bé đang trong quá trình hình thành.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần thai thứ hai

Trao đổi với bác sĩ

Mẹ nên gặp và trình bày với bác sĩ về những tiền sử bệnh mà mình đã mắc phải trước khi thụ thai. BS sẽ kiểm tra tổng quát cơ thể mẹ và xem xét sự hình thành của thai nhi. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để bảo đảm không bị ảnh hưởng đến thai nhi.

Thuốc giảm đau là loại thuốc mẹ nên tránh tuyệt đối vì nó không an toàn cho thai nhi. Nó có thể lưu lại trong cơ thể mẹ tận vài ngày. Thành phần trong thuốc có thể gây hại cho sự phát triển của bé và giảm nguy cơ thụ thai ở mẹ.

Mẹ có thể mua que thử thai, tốt nhất nên mua loại có 2 que trong một gói để mẹ có thể kiểm tra 2 lần. Có thể việc thử thai không có kết quả mong muốn, nhưng mẹ đừng quá thất vọng, vì đây chỉ là tuần thứ 2 của thai kỳ mà thôi.

Mẹ có thể dùng que thử thai ở tuần thứ 2 của thai nhi

Các xét nghiệm cần thiết

Khi thai nhi tuần thứ hai, mẹ có thể thực hiện một số các xét nghiệm. Phòng tránh các bệnh, đảm bảo an toàn cho con:

Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 2

Lưu ý về thực phẩm

Ở giai đoạn này, mẹ nên bổ sung các loại vitamin, ăn uống đầy đủ và nên dùng những thực phẩm sạch. Hạn chế việc sử dụng thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn. Mẹ nên tự chuẩn bị một thực đơn với đầy đủ dưỡng chất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra, mẹ nên tránh tuyệt đối sử dụng rượu bia và khói thuốc lá. Những chất này sẽ gây hại đến khả năng sinh, tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ và dị tật bẩm sinh ở bé.

Lưu ý về sức khỏe

Thai nhi tuần thứ hai, mẹ bầu nên hình thành thói quen tập thể dục, đặc biệt là các bài tập dành cho phụ nữ mang thai. Yoga cho bà bầu là một môn thể thao tốt cho cả thai nhi lẫn mẹ bầu được nhiều người ưa chuộng. Giúp mẹ thư giãn tinh thần, giải tỏa phiền muộn, bé phát triển tốt, mẹ dễ dàng sinh nở hơn.

Bổ sung dinh dưỡng

Axit folic là thứ mà mẹ nên bổ sung vào cơ thể mình ngay lúc này. Nên bổ sung khoảng 500mcg axit folic mỗi ngày, giúp bé tránh mắc dị tật ống thần kinh. Axit folic thiên nhiên thường có trong các loại hạt lăng, đậu khô, đậu hà lan, bánh mì nâu có tác dụng ngăn ngừa khiếm khuyết sinh nở. Bổ sung cho cơ thể thêm các các vitamin từ các loại trái cây.

Kết quả que thử thai có thể không muốn, điều này làm mẹ lo lắng và căng thẳng. Những lúc như thế này, mẹ nên tìm cho mình một người để tâm sự. Một người bạn có thể chia sẻ hoặc tâm sự với chính chồng của mình. Có thể không cho bạn được những lời khuyên hữu ích nhưng mang lại cảm giác bình yên, mẹ sẽ cảm thấy được an ủi hơn.

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Xem thêm bài viết: Sự phát triển của thai nhi tuần thứ nhất, Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 3

Nguồn: Tổng hợp

 

Exit mobile version